Như chúng ta đều biết, đi khám răng là một phần quan trọng để giữ cho răng miệng của trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đó thường chưa được xếp hạng cao trong bất kỳ danh sách “việc muốn làm” nào của ba mẹ hoặc con cái. Việc đươc yêu cầu ngồi yên, ngã lưng trên một chiếc ghế lớn với ánh đèn sáng chói lòa và một ai đó đang chọc ngoáy trong miệng có thể khiến các bạn nhỏ khó chịu khóc toáng lên vì sợ.
Nếu phụ huynh đang mong muốn chỉnh nha cho trẻ với khí cụ MRC và gặp khó khăn trong việc đưa trẻ đến phòng khám nha khoa thì có thể tham khảo các chia sẻ từ N.K. LUCK VN để có thể tự tin hơn nhé.
- Lựa chọn Phòng Khám Nha Khoa thân thiện với trẻ
Các bác sĩ Nha Khoa với chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm trong việc điều trị, họ còn không ngừng trau dồi thêm các kỹ năng quản lý nỗi sợ hãi của trẻ em trong các lần thăm khám. Tại các Phòng Khám Nha Khoa thường chú trọng trang trí và trưng bày những đồ dùng thân thiện với trẻ em. Thậm chí còn trang bị kính râm cho trẻ để chóng lại độ sáng của đèn trong “kì thi” hoặc các con thú nhồi bông để ôm cũng có thể giúp làm dịu thần kinh.
Nha Khoa Lovely_Quận 4
2. Bắt đầu cho trẻ tới nha khoa từ khi còn bé.
Việc này sẽ giúp hình thành như một thói quen giúp các bé thích ứng với môi trường Phòng Khám ngày càng thụân thiện hơn. Theo hiệp hội ADA, trẻ em nên đến gặp nha sĩ trước sinh nhật 1 tuổi hoặc ngay khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Việc gặp gỡ và trò chuyện với bác sĩ thăm khám cùng nhân viên phòng nha trước ngày điều trị giúp trẻ làm quen với những việc xảy ra trong phòng khám khi “kì thi” diễn ra.
3. Thảo luận về những điều tích cực khi đi khám răng và cố gắng thực hành tại nhà
Khi trò chuyện về cuộc hẹn khám răng với trẻ, hãy tập trung vào những điều tích cực của việc thăm khám mang lại, bao gồm sức khỏe răng miệng và một nụ cười tự tin như ý muốn. Hạn chế bất kì nỗi sợ hãi nào cho trẻ trước khi tới phòng khám. Đôi lúc luyện tập trước ở nhà cũng là một biện pháp hữu hiệu nhưng thường chưa được chú ý đến như các trò chơi khám bệnh cùng bác sĩ với các vật dụng đồ chơi như ống nghe, kéo, ống tiêm, … Trong “kì thi” ba mẹ hãy ngồi gần ghế nha nhất có thể và nắm giữ bàn tay của trẻ hoặc cho trẻ ngồi vào lòng trong khi kiểm tra răng cũng là một sự thoải mái lớn cho trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa thích ứng được thì lúc này Bác Sĩ có thể mô phỏng thao tác đối với phụ huynh trước khi thực hiện với trẻ để làm giảm thiểu sự căng thẳng điều này sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt thay vì để trẻ ngồi một mình trên ghế nha. Và hãy hỏi nha sĩ của con bạn xem trẻ có thể xem smartphone, nghe mp3 với những giai điệu yêu thích cũng giúp con bạn không quá tập trung vào quy trình khám.
Tham khảo thêm:
"Nguồn Pinterest"
4. Cân nhắc sắp xếp các cuộc hẹn với Bác Sĩ Nha Khoa
Ba mẹ hãy tạm gác “nỗi sợ nha khoa” của mình trước khi giúp trẻ thích ứng được với môi trường nha khoa, vì con bạn có thể sẽ tiếp thu nhanh chóng cảm xúc từ người đi chung. Và lưu ý can thiệp kịp thời nếu một ai đó đang cố gắng kể những câu chuyện đáng sợ về nha sĩ như việc giật mạnh chiếc răng ra khỏi hàm, hay những tiếng hét vang lên từ các bạn nhỏ khác trong quá trình điều trị để không làm ảnh hưởng trẻ bạn nhé.
"Nguồn Pinterest"
Đừng nói “đừng lo lắng, nó sẽ không đau đâu” vì tất nhiên bạn muốn trấn an con mình nhưng vô tình lại hình thành suy nghĩ về những tổn thương và sự đau đớn sẽ gặp phải đối với trẻ.
Một số phòng khám đã điều trị thành công cho trẻ với khí cụ Trainer, Myobrace Phụ huynh có thể tham khảo và nhanh chóng sắp xếp cuộc hẹn để Bác Sĩ có thể tư vấn cho bé như: Phòng khám Nha Khoa Thẩm Mỹ Hoàng Ân, Nha Khoa Ánh Vy, Nha Khoa Tuyết Hằng, Nha Khoa Saint paul, Nha Khoa Việt Hà, Bs Hương Thủy (Hải Phòng), Nha Khoa Thắng Loan, Nha Khoa Lovely_Quận 4, Nha Khoa Sakura_Quận 7, Nha Khoa Đại Thành, Nha Khoa Lan Anh.
Nha Khoa Sakura_Quận 7