Thứ hai, 27 Tháng 5 2024 16:29

Giải phẫu răng: Khám phá cấu tạo và công dụng của răng

Một hàm răng chắc khỏe và sáng bóng là niềm ao ước của không ít người. Việc hiểu rõ về cấu tạo của răng cũng như cách chăm sóc thông qua những thông tin về giải phẫu răng bên dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như phương pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả.

Cấu tạo hàm răng người, vị trí và cách đọc tên

Hiểu được đặc điểm giải phẫu của răng người cũng như chức năng của từng loại răng sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ răng miệng hiệu quả hơn.

Cấu tạo răng người

Khi xem xét cấu trúc của một chiếc răng, bạn có thể chia nó thành ba phần chính từ trên xuống dưới:

  • Phần thân răng (vành răng): Phần của răng nằm phía trên nướu và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Phần cổ răng: Đoạn đường tiếp giáp giữa phần thân răng và phần chân răng.
  • Phần chân răng: Phần của răng nằm ở bên dưới nướu.

Nếu nhìn sâu hơn vào cấu trúc của răng, bạn sẽ thấy ba lớp riêng biệt như sau:

  • Men răng: Lớp men răng nằm ở bên ngoài có màu trắng sữa. Men răng chứa nhiều khoáng chất như canxi và flour tạo ra độ cứng cao và bảo vệ cho toàn bộ thân răng.
  • Ngà răng: Lớp ngà răng nằm ở giữa có màu vàng nhạt và được men răng bao phủ. Đây là phần chiếm phần lớn khối lượng của răng và chứa nhiều ống ngà nhỏ giúp nhận biết cảm giác nóng và lạnh trong khi ăn uống.
  • Tủy răng: Tủy răng là lớp nằm sâu bên trong, kéo dài từ phần thân răng đến phần chân răng và được men răng và ngà răng bảo vệ. Tủy răng là một tổ chức đặc biệt chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh cảm giác giúp nuôi dưỡng răng và giữ cho chúng luôn khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Hàm răng tháo lắp cao cấp giá bao nhiêu

Cấu tạo chi tiết răng người

Cấu tạo chi tiết răng người

Các cấu trúc hỗ trợ xung quanh răng

Xung quanh răng được hỗ trợ bởi những cấu trúc sau:

  • Xương ổ răng: Xương ổ răng cung cấp sự ổn định, hỗ trợ cho răng trong quá trình nhai và chức năng khác của miệng.
  • Cement: Chất dính tự nhiên nằm giữa men răng và xương ổ răng có vai trò bảo vệ và giữ chặt răng vào xương hàm.
  • Dây chằng nha chu: Hệ thống dây chằng mạch máu và dây thần kinh nằm bên dưới nướu và gắn liền với xương hàm. Dây chằng nha chu cung cấp dưỡng chất và thông tin cảm giác đến cho răng và các mô xung quanh.
  • Nướu: Lớp mô mềm bao quanh răng và xương hàm bảo vệ bề mặt răng và các cấu trúc bên trong miệng. Nướu cũng giúp giữ chặt răng và tạo thành một rào cản chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.

Những cấu trúc hỗ trợ xung quanh răng
Những cấu trúc hỗ trợ xung quanh răng

Vị trí và cách đọc tên răng trên cung hàm

Các răng trên cung hàm được chia thành 4 phần từ 1 đến 4 theo chiều kim đồng hồ. Số lượng và vị trí của các răng được đánh số từ 1 đến 8. Răng cửa giữa sẽ là răng số 1 ở mỗi cung hàm. ( Xem thêm: dụng cụ bảo vệ hàm)

Cách gọi tên và số răng sẽ được đọc từ răng cửa giữa vào trong như sau:

  • Răng số 1: Răng cửa giữa.
  • Răng số 2: Răng cửa bên.
  • Răng số 3: Răng nanh.
  • Răng số 4: Răng tiền hàm thứ nhất (răng tiền hàm I).
  • Răng số 5: Răng tiền hàm thứ hai (răng tiền hàm II).
  • Răng số 6: Răng hàm thứ nhất (răng cối lớn thứ nhất).
  • Răng số 7: Răng hàm thứ hai (răng cối lớn thứ hai).
  • Răng số 8: Răng khôn (răng hàm thứ ba).

Hiểu được vị trí và cách gọi tên các răng trên cung hàm là điều cơ bản trong nha khoa giúp cho nha sĩ và bệnh nhân có thể giao tiếp hiệu quả về các vấn đề răng miệng cũng như có được kế hoạch điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu cách đọc và vị trí của răng
Tìm hiểu cách đọc và vị trí của răng

Quá trình phát triển của răng

Trong suốt cuộc đời, mỗi người trải qua hai giai đoạn mọc răng. Giai đoạn đầu tiên là mọc răng sữa và giai đoạn cuối cùng là mọc răng vĩnh viễn.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu mọc từ nướu. Quá trình mọc răng sữa thường kéo dài cho đến khi trẻ khoảng 33 tháng tuổi, lúc này bộ răng sữa hoàn chỉnh gồm tổng cộng 20 chiếc.

Khi trẻ đạt 5-6 tuổi, răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu thay thế răng sữa. Trong khi đó, răng khôn sẽ mọc khi đến tuổi trưởng thành để tạo thành bộ răng vĩnh viễn hoàn chỉnh với tổng số 32 chiếc.

Tuy nhiên, mỗi người có cấu trúc răng riêng biệt nên có thể có 32 chiếc răng hoặc ít hơn nếu thiếu răng khôn hoặc mọc nhiều hơn bình thường. Một số người sinh ra không có đủ mầm răng vĩnh viễn dẫn đến thiếu số lượng răng tiêu chuẩn.

Quá trình phát triển răng của mỗi người
Quá trình phát triển răng của mỗi người

Chức năng của răng người

Răng của con người có ba chức năng chính: nhai, thẩm mỹ và phát âm.

Chức năng nhai

Răng là bộ phận đầu tiên và quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Mỗi chiếc răng trên hàm đảm nhận vai trò nhai nhất định, giúp cắn, xé, nghiền nát thức ăn thành từng miếng nhỏ vừa đủ trước khi đưa vào dạ dày.

  • Thức ăn sẽ được cắn, xé trước ở răng cửa trước khi được chuyển sang để nhai ở răng hàm.
  • Nhóm răng nanh đóng vai trò kẹp và xé thức ăn.
  • Răng hàm sẽ đảm nhận vai trò chính trong việc nhai nhỏ thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày.

Mỗi bữa ăn hằng ngày sẽ trở nên ngon miệng hơn nếu sức khỏe răng miệng ổn định. Đồng thời, việc nhai kỹ còn giúp tiêu hóa và hấp thu tốt chất dinh dưỡng nhờ đó cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh và duy trì sức đề kháng tốt hơn trước bệnh tật.

Chức năng thẩm mỹ

Một hàm răng đầy đủ và khỏe mạnh là khi không có bất kỳ vấn đề bệnh lý nào. Răng mọc đều, cân đối và có màu sắc tươi sáng sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt. Khi sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh, bạn sẽ dễ tạo thiện cảm với người đối diện. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi nói chuyện và cười.

Răng có 3 chức năng chính là nhai, phát âm và thẩm mỹ
Răng có 3 chức năng chính là nhai, phát âm và thẩm mỹ

Chức năng phát âm

Quá trình nói và phát âm của con người phụ thuộc vào sự tương tác giữa răng và lưỡi. Nếu răng đã mọc đầy đủ và khít nhau, phát âm sẽ rõ ràng và trôi chảy hơn. Ngược lại, nếu mất răng, đặc biệt là ở vị trí răng cửa và răng nanh bên ngoài sẽ tạo ra khoảng trống. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc phát âm một cách chính xác và rõ ràng như bình thường. Các bác sĩ nha khoa cũng cho biết rằng, nếu trẻ mất răng sữa quá sớm thì có thể gặp vấn đề trong phát âm và nói chuyện không rõ ràng, đặc biệt là khi học ngoại ngữ.

Nhìn chung, việc hiểu rõ hơn về các chức năng răng cũng như giải phẫu răng sẽ giúp bạn có được những kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích. Để có thêm những kiến thức hữu ích về răng miệng, bạn hãy thường xuyên truy cập vào website nkluck.vn.

 


GIỚI THIỆU

N.K.LUCK VIỆT NAM

Trụ sở: 781/A13 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Điện thoại: +84 28.38620090

Fax: +84 28.38620080

E-mail:

Website:

Đã thông báo

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN

VPGD TP.HCM

K0.01, Đường B-Bắc, Khu phố Star Hill, Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM

Điện thoại: +84 28.54122662 | +84 28.54122882

VPGD TP. ĐÀ NẴNG

VP Đà Nẵng: R.102, Tòa nhà Soho Đà Nẵng, 27-29 Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang,Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: +84 236.3981889

VPGD TP. HÀ NỘI

VP Hà Nội: Lầu 03 - khu vực eSpace - Toà nhà Savina - Số 1 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: +84 91 8893798 | +84 91 1229028

Bản đồ

map

Theo dõi chúng tôi

Copyright © 2024 N.K.Luck. All Rights Reserved. Chính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụng

Số giấy CNĐKKD: 0302218299, ngày cấp: 09/02/2001, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

Designed by: www.vietsang.vn