Đa số các dụng cụ Nha Khoa (ví dụ như bộ cạo vôi nha chu, trâm nội nha, mũi khoan, dụng cụ phẫu thuật,...) đều có thể tái sử dụng nếu được làm sạch, khử nhiễm và vô trùng (trừ các vật dụng dùng một lần). Tuy nhiên, quá trình vệ sinh này không đơn giản chỉ là ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn mà đòi hỏi các Bác Sĩ phải có kỹ thuật và được Nhà cung cấp (dụng cụ) tư vấn cụ thể cũng như đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện
6 bước vệ sinh và bảo quản dụng cụ Nha Khoa
Dụng cụ Nha Khoa thường là thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người bệnh sau tay (găng tay) và cũng là một trong những “mối nguy hiểm” tiềm tàng dẫn đến lây nhiễm chéo khi không được vệ sinh và bảo quản đúng cách. Vệ sinh dụng cụ Nha Khoa thông qua phương pháp làm sạch, khử nhiễm và vô trùng được tóm gọn trong 6 bước dưới đây sẽ giúp các Bác Sĩ và nhân viên Y tế thực hiện đúng - chuẩn - nhanh chóng hơn:
Bước 1: Chuẩn bị
Đầu tiên, hãy trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi Bác Sĩ chuẩn bị vệ sinh dụng cụ đã qua sử dụng. Việc này giúp ngăn các thiết bị truyền tác nhân lây nhiễm lên người Bác Sĩ (hoặc ngược lại).
Một trong những thiết bị bảo vệ cá nhân được bán tại N.K.Luck
Bác Sĩ có thể tìm mua Face Shield tại Fanpage hoặc Website của N.K.Luck.
Bước 2: Ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn
Sau khi mang đủ đồ bảo hộ, Bác Sĩ tiến hành ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn tiêu chuẩn nhằm ngăn sự tích tụ (khô) của các mảnh vụn hữu cơ bị bám dính lại trên bề mặt hoặc trong các rãnh và bản lề của dụng cụ trước đó.
Bác Sĩ có thể ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn ID 213 để khử khuẩn vật dụng thông thường, Orotol Plus để khử khuẩn ống hút nước bọt, MD 520 dùng để khử khuẩn dấu phục hình, ID 222 dùng để khử khuẩn mũi khoan,...của thương hiệu Durr Dental (Đức). Bác Sĩ có thể xem thêm các sản phẩm khác trên trang Dung dịch vệ sinh của N.K.luck.
Bước 3: Làm sạch dụng cụ
Có hai cách để làm sạch dụng cụ Nha Khoa thường được Bác Sĩ thực hiện là:
Làm sạch thủ công: Bằng cách tác động vật lý lên bề mặt thiết bị - chà rửa nhẹ các dụng cụ bị nhiễm bẩn (máu, dịch bị khô lại) bằng tia nước và bàn chải để loại bỏ các mảnh vụn bám trên dụng cụ.
Làm sạch cơ học: Sử dụng thiết bị như máy làm sạch dụng cụ siêu âm tần số thấp, máy rửa dụng cụ bằng tia nước hoạt động trong các điều kiện thời gian và nhiệt độ khác nhau.
Dù sử dụng phương pháp làm sạch nào (thủ công hay cơ học) thì sau đó, thiết bị phải được tráng lại cẩn thận bằng nước lọc. Trong trường hợp này, Bác Sĩ có thể sử dụng thiết bị chưng cất nước Dist của W&H (Áo) để luôn có sẵn nước lọc sử dụng.
Bước 4: Sấy khô dụng cụ
Sau khi làm sạch, bước tiếp theo Bác Sĩ phải lau khô các dụng cụ trước khi thực hiện đóng gói để đảm bảo hiệu quả khử khuẩn được diễn ra tốt nhất. Bác Sĩ cần biết rằng, máy khử trùng chỉ loại bỏ lượng hơi ẩm mà thiết bị đưa vào dụng cụ. Nếu Bác Sĩ đặt dụng cụ còn ướt vào máy tiệt trùng, kết quả trả về vẫn là những dụng cụ ướt. Kết quả là bao bì cũng sẽ bị ướt. Và bao bì ướt có thể cuốn vi khuẩn và hơi ẩm từ da người qua bao bì và làm tăng nguy cơ làm ô nhiễm các dụng cụ.
Bước 5: Đóng gói dụng cụ trước khi hấp
Bước cuối cùng trước khi đặt dụng cụ vào máy tiệt trùng là đóng gói bằng màng bọc hoặc túi. Khi đóng gói dụng cụ, bao bì phải được niêm phong để tránh tiếp xúc với không khí khi Bác Sĩ lấy dụng cụ ra khỏi máy tiệt trùng.
Đóng gói dụng cụ trước khi hấp
Đảm bảo chọn loại màng bọc trong nồi hấp (ví dụ như Máy đóng gói dụng cụ hấp Seal²) cho phép chất khử trùng xâm nhập và có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt của quá trình tiệt trùng bằng hơi nước mà không ảnh hưởng đến độ mềm hoặc độ bền của sản phẩm.
Bước 6: Vô trùng
Sau khi làm sạch một cách hoàn hảo (bề mặt dụng cụ không còn chất bẩn) và đóng gói bao bì cho dụng cụ, Bác Sĩ tiến hành đưa dụng cụ đi hấp tiệt trùng để tiêu diệt hết vi khuẩn, vi sinh vật, virus và mầm bệnh mà các bước trước chưa thể loại bỏ được.
Máy hấp Lina của W&H
Bằng cách sử dụng các loại máy hấp tiệt trùng Autoclave, LISA, LINA, MS,… Bác Sĩ có thể nhanh chóng vô trùng dụng cụ Nha Khoa với mức độ ưu tiên an toàn sinh học, tiết kiệm chi phí, tốc độ hoạt động và độ linh hoạt cao.
Vệ sinh và bảo quản dụng cụ Nha Khoa
Là nhà phân phối dụng cụ Nha Khoa chính hãng uy tin hiện nay, N.K.Luck xin chia sẻ với các Bác Sĩ những lưu ý khi vệ sinh dụng cụ Nha Khoa bằng những câu Q&A dưới đây:
Tại sao Bác Sĩ phải làm sạch dụng cụ Nha Khoa trước khi khử trùng?
Làm sạch là bước đầu tiên mà mọi Bác Sĩ cần thực hiện trong quy trình vệ sinh, bảo quản thiết bị, dụng cụ Nha Khoa của mình. Khi được làm sạch, lực tác động từ tay, nước và dung dịch tẩy rửa sẽ loại bỏ tất cả các vết bẩn, mảng bám, mảnh vụn (vô cơ hoặc hữu cơ) có trên bề mặt vật dụng. Nếu không trải qua bước này (dụng cụ Nha Khoa không được làm sạch) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình khử trùng hoặc khử khuẩn sau này.
Làm sạch dụng cụ Nha Khoa bằng phương pháp thủ công hay bằng máy móc sẽ tốt hơn?
Với phương pháp thủ công: Các vết bẩn, mảng bám có thể được loại bỏ khỏi dụng cụ bằng cách cọ rửa với nước kết hợp chất tẩy rửa. Rất nhiều Phòng Khám Nha Khoa đang áp dụng phương pháp này vì chi phí thấp. Tuy nhiên, Bác Sĩ nên chú ý hơn khi thực hiện phương pháp làm sạch thủ công bởi những rủi ro về tiếp xúc, nhiễm khuẩn nếu không phòng hộ kỹ càng.
Khi sử dụng máy móc, thiết bị (như máy làm sạch siêu âm, bể rửa khử trùng), Bác Sĩ có thể dễ dàng vệ sinh dụng cụ mà không cần dùng tay; hạn chế bắn nước và hóa chất tẩy rửa trong quá trình làm sạch; an toàn hơn phương pháp thủ công. Tuy nhiên, các thiết bị vệ sinh này lại có giá thành cao, cần vệ sinh thường xuyên và tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng nên thường không tối ưu cho các Phòng Khám vừa và nhỏ.
Những chú ý khi làm sạch dụng cụ Nha Khoa bằng phương pháp thủ công
Sau khi Bác Sĩ thực hiện khám chữa bệnh bằng dụng cụ Nha Khoa nhưng chưa thể vệ sinh ngay lúc đó có thể ngâm dung dịch khử khuẩn trong hộp/khay đựng chuyên dụng trước để tránh vết bẩn bị đông đặc, khô, giúp việc vệ sinh bằng tay dễ dàng và ít tốn thời gian hơn.
Khay ngâm dụng cụ Nha Khoa chuyên dụng
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến nghị tất cả các Bác Sĩ, Y tá sử dụng bàn chải cán dài để giữ tay càng xa các dụng cụ sắc nhọn càng tốt (như kéo, dao phẫu thuật,...).
Có nên dành riêng một khu vực để vệ sinh dụng cụ Nha Khoa trong Phòng Khám hay không?
Câu trả lời là có. Bởi tất cả những việc liên quan đến kiểm soát lây nhiễm chéo như làm sạch, khử khuẩn và vô trùng dụng cụ luôn phải được Bác Sĩ thực hiện trong một khu vực tập trung để đảm bảo an toàn cho những người khác. Trong điều kiện diện tích Phòng Khám không đủ để phân khu vệ sinh tập trung, Bác Sĩ có thể dùng nhãn dán (sticker) để đánh dấu trên các hộp ngâm dụng cụ hoặc khu vực tách rời cụ thể để nhân viên dễ nhận biết và ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn lên các khu vực sạch xung quanh.
Các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết khi làm sạch dụng cụ Nha Khoa thủ công là gì?
Để tránh xuất hiện tình trạng lây nhiễm chéo và nhiễm khuẩn sang khu vực sạch; tránh bị thương do các dụng cụ sắc nhọn; tránh trường hợp dung dịch khử khuẩn bắn tung tóe trong lúc làm vệ sinh dụng cụ;... nhân viên hoặc Bác Sĩ nên đeo găng tay chuyên dụng, đeo khẩu trang, kính bảo vệ mắt hoặc tấm che mặt và áo choàng hoặc áo khoác ngoài.
Nhân viên không được thò tay vào khay hoặc hộp đựng các dụng cụ sắc nhọn khi không thể nhìn thấy bên trong. Để giảm nguy cơ bị thương, Bác Sĩ nên tháo dụng cụ bằng kẹp hoặc đổ chúng lên khăn, đảm bảo an toàn cho bản thân.
Để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân và Bác Sĩ Nha Khoa cũng như đảm bảo tuổi thọ của các thiết bị và dụng cụ nha khoa chuyên nghiệp, hãy trở thành đối tác với N.K.Luck và sử dụng các dung dịch ngâm, tẩy rửa chuyên dụng cùng máy móc, thiết bị hiện đại; xử lý dụng cụ theo đúng chuẩn nhất do chúng tôi cung cấp!