Làm thế nào để duy trì Phòng Nha nhằm đáp ứng nhu cầu khám, điều trị, chăm sóc răng miệng nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố an toàn sức khỏe trong mùa dịch Covid hiện tại? Câu trả lời sẽ được N.K.Luck bật mí trong bài viết dưới đây!
Khuyến cáo của WHO và biện pháp duy trì hoạt động
Khuyến cáo về nguy cơ lây nhiễm khi khám trực tiếp
Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới hiện nay, Phòng Nha được WHO khuyến cáo là nơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 khá cao vì có liên quan trực tiếp với hai nguyên lý phát tán cơ bản của virus gồm:
- Phát tán trong không khí: Việc điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng giữa Bác Sĩ và bệnh nhân đa phần được thực hiện ở khoảng cách gần trong thời gian dài nên rất dễ bị nhiễm virus trong không khí thông qua giọt bắn.
- Phát tán thông qua tiếp xúc: Bác Sĩ phải thường xuyên tiếp xúc với máu, nước bọt và các chất dịch khác từ bệnh nhân.
Duy trì bằng cách khám, chữa bệnh từ xa
Để duy trì hoạt động tại các Phòng Khám Nha Khoa, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc răng miệng nhưng vẫn đảm bảo tốt tính an toàn, WHO đã đưa ra khuyến cáo thực hiện biện pháp khám, chữa bệnh từ xa.
Đây cũng là Đề án được Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2628/QĐ-BYT phê duyệt triển khai trong giai đoạn 2020 – 2025 vào ngày 22/06/2020. Mục tiêu chung của Đề án này chính là:
“Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân”.
Top 3 biện pháp duy trì Phòng Nha giữa tâm dịch
Kiểm soát lượng bệnh nhân chặt chẽ
Biện pháp duy trì phòng nha đầu tiên được đề cập đến chính là kiểm soát chặt chẽ lượng bệnh nhân khi thực hiện khám trực tiếp.
Theo đó, trước khi tiến hành khám, chữa bệnh, các Phòng Nha cần triển khai hoạt động đánh giá, kiểm tra tình trạng bệnh nhân nhằm xác định và sàng lọc những trường hợp nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19. Qua đó, tránh được việc gia tăng tiếp xúc, gây lây nhiễm.
Hoạt động sàng lọc và kiểm tra được thực hiện bằng cách đo thân nhiệt và khảo sát một số thông tin như:
- Trong vòng 14 ngày qua có từng sốt hay có dấu hiệu sốt không?
- Trong thời gian 14 ngày vừa qua có gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở, ho,... không?
- Trong vòng 14 ngày vừa qua có đến những nơi có dịch Covid-19 không?
- Trong vòng 14 ngày qua có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 không?
- Trong vòng 14 ngày qua có tiếp xúc với người từng đến các khu vực được ghi nhận có ca mắc Covid -19, người bị sốt hoặc xuất hiện các bệnh về đường hô hấp không?
- Có từng tiếp xúc với ít nhất hai người được ghi nhận từng gặp tình trạng sốt hoặc vấn đề về hô hấp không?
- Thời gian gần đây có tiếp xúc với nhiều người không quen biết hay tham gia các cuộc họp, tụ tập không?
Thường xuyên tiến hành kiểm soát nhiễm khuẩn
Việc kiểm soát nhiễm khuẩn được tiến hành một cách thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa các tác nhân lây nhiễm trong không khí cũng như qua tiếp xúc bề mặt. Cụ thể:
- Các phòng nha cần đảm bảo triển khai hiệu quả các biện pháp cũng như tiêu chuẩn cần có khi thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn Nha Khoa mùa dịch.
>> Kiểm soát nhiễm khuẩn Nha Khoa trong mùa dịch Covid
- Trang bị các thiết bị vệ sinh, khử khuẩn Nha Khoa cần thiết cho Phòng Nha như: máy vệ sinh và tra dầu tự động, máy hấp tiệt trùng, thiết bị đóng gói dụng cụ Nha Khoa.
- Tăng cường vệ sinh tay thường xuyên, đúng cách, đặc biệt tại các thời điểm như:
- Trước khi thăm khám bệnh nhân hay thực hiện điều trị nha.
- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, chạm vào các dụng cụ, thiết bị chưa được khử trùng hoặc chạm vào chất bài tiết, nước bọt, chất dịch, máu, vết thương, vùng da bị trầy xước, màng nhầy trong miệng.
- Luôn trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết trong các ca điều trị.
- Súc miệng với chất có tính oxi hóa trước khi tiến hành điều trị Nha Khoa nhằm giảm lượng nước bọt, vi khuẩn trong miệng và tiêu diệt virus.
- Sử dụng tay khoan Nha Khoa có tính năng chống co rút để loại bỏ tình trạng vi khuẩn và vi rút từ miệng bị chảy ngược vào trong ống tuýt của máy Nha Khoa, tích tụ virus gây bệnh.
- Thường xuyên tẩy trùng, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nơi làm việc.
- Quản lý rác thải y tế đúng cách.
>> Quy trình làm sạch, khử khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn phòng nha hiệu quả
Chỉ khám trực tiếp khi cần thiết
Theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới), để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, các hoạt động khám trực tiếp cần đảm bảo những nội dung sau :
- Tạm hoãn đối với các hoạt động chăm sóc sức khỏe răng hàm mặt định kỳ trực tiếp nếu không thật sự cần thiết cho đến khi tỷ lệ lây lan của COVID-19 đã giảm đến mức an toàn.
- Cần đưa đến bệnh viện nhanh chóng đối với các trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp, xử lý nhiễm trùng nặng, điều trị làm ngưng chảy máu vùng mặt, hàm, miệng như xử lý chấn thương mô mềm và xương vùng hàm mặt miệng, áp xe sàn miệng có thể gây khó thở.
- Có thể xử lý trực tiếp tại Khoa Răng Hàm Mặt, tuy nhiên phải được tiến hành một cách nhanh gọn, đảm bảo kiểm soát tốt vấn đề nhiễm khuẩn đối với các trường hợp điều trị Nha Khoa cần được xử lý khẩn cấp để giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng, giảm đau như:
- Khí cụ chỉnh nha hay phục hình bị sút gãy, tạo cảm giác đau nhức, từ đó ảnh hưởng hoạt động ăn nhai.
- Rách mô mềm.
- Răng bị loại ra khỏi ổ do các chấn thương va chạm.
- Nhức răng, gãy răng.
Như vậy, chỉ với một số bí quyết, lưu ý đơn giản trên đây, các Bác Sĩ đã có thể duy trì hiệu quả hoạt động Phòng Nha trong mùa dịch Covid-19, góp phần bảo vệ tốt sức khỏe bản thân, bệnh nhân và cộng đồng.