Hiện nay, khi mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu khám, chữa bệnh và thẩm mỹ về răng miệng rất được người dân chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Để đáp ứng được nhu cầu trên thì rất nhiều phòng khám từ lớn đến nhỏ mọc lên khắp nơi nhằm phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm thế nào để mở mới một phòng khám nha khoa hiệu quả và tránh được tối thiểu nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong lúc thực hiện.
Trong bài viết sau đây, N.K.LUCK sẽ bật mí cho bạn cách để lên kế hoạch mở phòng khám cũng như những lưu ý giúp tránh khỏi những bất cập trong suốt quá trình mở phòng khám.
Những điều kiện mở phòng khám nha khoa hiện nay
Mở phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt thuộc lĩnh vực y tế nên bạn cần phải thực hiện các thủ tục mở phòng khám nha khoa dựa trên những quy định dưới đây:
- Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
- Luật khám bệnh chữa bệnh 2009.
- Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT.
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.
Một số tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
Khi mở một phòng khám nha khoa thì bạn cần phải tuân thủ một số tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như sau:
Các thiết kế và xây dựng đối với một phòng khám nha khoa tiêu chuẩn:
- Khi xây dựng một phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt bạn cần phải đặt phòng khám tại một địa điểm cố định và đảm bảo được tính kinh doanh lâu dài. Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt xây dựng phải tách biệt với không gian gia đình để có thể đảm bảo được yếu tố vệ sinh y tế cũng như sự riêng tư khi khám và chữa bệnh.
- Khi xây dựng phòng khám bạn phải đảm bảo rằng phòng khám của bạn được xây dựng một cách kiên cố, chắc chắn và đầy đủ các điều kiện về mặt ánh sáng để các bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện công việc cũng như mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân. Phần trần có khả năng chống bụi tốt, sơn tường và lát nền nhà bằng các nguồn nguyên vật liệu dễ dàng tẩy rửa và vệ sinh.
- Một phòng khám nha khoa phải được trang bị đầy đủ các buồng khám và chữa bệnh. Khu vực phòng khám phải có nơi để tiếp đón bệnh nhân. Tuy nhiên, ở một số nơi bạn không cần phải tuân thủ các điều kiện như thế này, đó là các phòng khám về tư vấn thông qua điện thoại hay các phòng khám tư vấn chăm sóc sức khỏe thông qua các phương tiện về công nghệ thông tin.
- Bên cạnh đó, chúng ta còn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động chuyên môn khi đăng ký kinh doanh để tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Đối với các phòng khám thực hiện cấy ghép răng thì cần phải có buồng phẫu thuật riêng.
- Các phòng khám có thực hiện việc thăm dò chức năng thì cần phải trang bị buồng thăm dò riêng.
- Các phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt phải có từ 3 ghế nha khoa trở lên và đảm bảo không gian làm việc.
- Phòng khám phải được trang bị thiết bị bức xạ và chụp x-quang. Phòng khám phải tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ.
- Phòng vô trùng
- Một yếu tố quan trọng nữa đó chính là bạn cần phải đảm bảo vệ sinh tại phòng khám, xử lý các rác y tế theo đúng quy định để đảm bảo an toàn.
Các thiết bị y tế cần thiết phải có khi mở phòng khám nha khoa
Để có thể đủ điều kiện hoạt động thì một phòng khám nha khoa cần phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế cũng như các thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động tại phòng khám mà mình đã đăng ký. Chủ sở hữu phải chuẩn bị đầy đủ thuốc cấp cứu và thuốc chống sốc phòng trừ trường hợp các diễn biến xấu có thể xảy ra cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng và các y bác sĩ.
Những nhân sự chủ chốt cần phải có khi mở phòng khám nha khoa
Để phòng khám có thể vận hành tốt thì yếu tố nhân sự chính là mối quan tâm hàng đầu và được chú trọng hơn cả.
- Những người đứng đầu phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt nhất thiết đó chính là các y bác sĩ có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa răng hàm mặt. Ngoài ra, các y bác sĩ này cần phải có ít nhất khoảng 54 tháng kinh nghiệm tham gia khám và chữa bệnh chuyên khoa mới có thể đứng tên cho phòng khám.
- Các nhân sự chịu trách nhiệm chuyên môn về kỹ thuật ở trong phòng khám cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt.
- Trường hợp bằng tốt nghiệp của các bác sĩ này là bằng đa khoa thì phải có chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt.
- Ngoài đội ngũ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thì trong các phòng khám chuyên khoa còn có những nhân sự khác. Nếu họ có thực hiện việc khám và chữa bệnh thì phải có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc trong phạm vi cụ thể đã được đề cập trong chứng chỉ hành nghề.
Mua răng tháo lắp cao cấp tại N.K.Luck
Những chi phí cần phải nộp khi mở phòng khám nha khoa
Khi mở một phòng khám nha khoa thì yếu tố đầu tiên rất được quan tâm đó là chi phí mở phòng khám nha khoa là bao nhiêu? Sau đây là các khoản phí khi mở phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt chúng ta cần phải lưu ý:
Các khoản chi phí cần thiết khi mở phòng khám nha khoa ban đầu
Chi phí về mặt bằng
Yếu tố mặt bằng là một trong những yếu tố đầu tiên đóng vai trò hết sức quan trọng khi mở mới một phòng khám nha khoa. Để lựa chọn một mặt bằng chất lượng, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về tình hình thị trường tại khu vực mà bạn lựa chọn để mở phòng khám. Bạn cần phải xem xét xem mặt bằng mà bạn lựa chọn có tiếp cận được với các đối tượng khách hàng mục tiêu hay không cũng như chi phí của mặt bằng có phù hợp với ngân sách mà phòng khám đặt ra. Chi phí mặt bằng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào diện tích phòng khám và địa điểm mà chúng ta lựa chọn để mở phòng khám.
Dựa vào điều 25 thông tư 40/2011/TT-BYT thì phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt phải có khu vực để khám và chữa bệnh với diện tích ít nhất là 10m2 và nơi dùng để tiếp đón bệnh nhân. Chi phí thuê mặt bằng để mở phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt giao động trong khoảng 10 đến 80 triệu đồng/tháng.
Chi phí về các thiết bị nha khoa
Yếu tố quan trọng thứ hai cần được lưu ý khi mở phòng khám nha khoa đó chính là các thiết bị hay dụng cụ hỗ trợ cho việc khám và chữa bệnh tại phòng khám cụ thể như sau:
Ghế nha khoa
Khi bạn tiến hành mở một phòng khám nha khoa thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là ghế nha khoa hay còn gọi là ghế răng hay ghế khám. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ghế nha khoa, phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và điều kiện của mỗi phòng khám như ghế điện tử, ghế bán điện tử và ghế cơ.
Giá bán ghế nha khoa cũng rất đa dạng giao động trong khoảng từ 120 triệu đồng đến 250 triệu tùy thuộc vào mẫu mã và công năng của loại ghế mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, bạn có thể mua các loại ghế nha khoa cũ tùy thuộc vào tình hình tài chính tại phòng khám. Tuy nhiên, các loại ghế này xuất hiện rất nhiều yếu điểm như sau:
- Bề ngoài của ghế không còn được nguyên vẹn do đã qua quá trình sử dụng.
- Các tính năng của thiết bị không được đảm bảo và không mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.
- Nguy cơ ghế bị hỏng là rất cao và thời gian bảo hành diễn ra rất ngắn.
- Tuổi thọ của ghế bị rút ngắn đi rất nhiều.
Thông qua những thông tin này có thể thấy được việc mua ghế nha khoa cũ gặp rất nhiều rủi ro vì có một số tính năng có thể bị thay thế và không còn được tốt như hàng chính hãng. Ngoài ra, việc sử dụng ghế nha khoa cũ có thể gây ra tình trạng bị hỏng hóc thường xuyên dẫn đến tốn chi phí sửa chữa nhiều lần. Một số trường hợp, chi phí sửa chữa ghế nha khoa vượt qua kinh phí mua ghế mới. Vì thế, bạn nên đầu tư thêm một ít tài chính để sở hữu cho mình một chiếc ghế chất lượng.
Máy cạo vôi răng
Thiết bị này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám nằm ở trên răng. Đây được xem là một thiết bị cơ bản và cần thiết đối với một phòng khám. Mức giá của máy cao vôi răng trên thị trường hiện nay giao động trong khoảng từ 1 triệu đến 4 triệu đồng phụ thuộc vào kiểu dáng cũng như công dụng của sản phẩm.
Đèn trám
Đèn trám với công dụng làm khô nhanh chất trám ở trên răng. Sử dụng dụng cụ này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được khoản thời gian điều trị cũng như chi phí khi làm răng. Thiết bị đèn trám có khả năng chiếu sáng với hiệu suất mạnh, có thể tối ưu được quá trình trùng hợp vật liệu và có quạt tản nhiệt để làm mát. Các thiết bị đèn trám trên thị trường hiện nay có giá giao động trong khoảng từ 5 đến 17 triệu đồng tùy thuộc vào chủng loại và thương hiệu.
Máy nén khí
Máy nén khí là thiết bị dùng để cung cấp khí nén mà không pha lẫn tạp chất hay dầu vào trong khoang miệng của bệnh nhân. Thiết bị này sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Đây là thiết bị có độ mạnh cực kì lớn, nắp của quạt thông gió khí động lực nằm ở gần với thiết bị nén nên có thể đảm bảo cho máy vận hành một cách thật tĩnh lặng từ đó tạo sự thoải mái cho nha sĩ và bệnh nhân. Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu lớn trong sản xuất thiết bị máy nén khí mà bạn có thể quan tâm lựa chọn như: Durr Dental, Cattani, Swan.
Tham khảo thêm: Những lưu ý khi chọn mua và sử dụng máy nén khí nha khoa
Máy hút nha khoa
Máy hút nha khoa là thiết bị dùng để hút trung tâm được chia làm 2 loại chính đó chính là hệ thống hút nước và hệ thống hút khô. Thiết bị hút nước thường được chú trọng nhiều hơn cụ thể là máy hút nước bọt. Thiết bị có chất lượng cao với động cơ mạnh mẽ, có thể vận hành một cách liên tục. Điều này sẽ giúp cho các phòng khám nha có thể tiết kiệm được nguồn kinh phí. Máy hút nước bọt không chỉ có khả năng tách không khí, chất rắn và chất thải mà còn có thể tách các phần tử amalgam và gom chúng vào thùng chứa chất thải một cách an toàn và thân thiện với môi trường.
Tay khoan nha khoa
Tay khoan nha khoa là một thiết bị giúp hỗ trợ việc điều trị của các bác sĩ nha khoa. Thiết bị tay khoan nha khoa sẽ được đảm bảo về mặt tốc độ và kích thước, không gây ra quá nhiều tiếng ồn và giúp các nha sĩ có thể dễ dàng thực hiện công việc của mình góp phần đem lại cảm giác thoải mái nhất đến cho bệnh nhân.
Mua tay khoan nhanh nha khoa tại N.K.Luck
Máy cắm/phẫu thuật implant
Đây là một thiết bị quan trọng mà bất kỳ phòng khám nha khoa nào cũng cần được trang bị. Thiết bị này giúp các y bác sĩ có thể đặt trụ implant vào phía bên trong của xương hàm. Sau khi thực hiện gắn mũi khoan phù hợp với cấu trúc xương của bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ gắn mũi khoan vào máy để tạo ra khoảng trống phía trên của xương hàm có thể sát khít với trụ implant đã được chọn từ trước.
Mua máy cắm ghép implant tại N.K.Luck
Máy khoan laser
Máy khoan laser là loại máy với ưu điểm là cực kì chính xác, ít gây ra tổn thương so với các loại máy khoan thông thường khác và ngày càng được ứng dụng nhiều trong nha khoa.
Thiết bị X-quang
Thiết bị chẩn đoán hình ảnh nha khoa trang bị nhiều tính năng giúp chụp hình ảnh 3D khuôn mặt, scan mẫu hàm 3D, có thể chụp 2D toàn cảnh hoặc chụp sọ nghiêng tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Việc tích hợp nhiều tính năng của thiết bị sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí cho phòng khám.
Chi phí nội thất trong phòng khám nha khoa
Khi xây dựng phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt bạn phải đảm bảo được thiết kế của trần nhà có khả năng chống bám bụi và đảm bảo vệ sinh ở trong phòng khám. Bên cạnh đó, một phòng khám đầy đủ tiện nghi sẽ mang lại cho bệnh nhân cảm giác thoải mái và thoáng mát.
Mỗi phòng khám nha khoa phải có ít nhất 3 ghế nha khoa trở lên được sắp xếp sao cho mỗi ghế có thể cách nhau ít nhất khoảng 5m2. Bên cạnh đó, phòng khám sẽ được trang bị thêm các ghế làm việc cho các bác sĩ, ghế ngồi chờ cho bệnh nhân, phòng điều trị và phẫu thuật riêng. Thông thường thì những khoản chi phí này giao động trong khoảng từ 50 triệu đến hàng trăm triệu tùy thuộc vào quy mô và mức độ hiện đại của phòng khám.
Chi phí để duy trì hoạt động đối với phòng khám nha khoa
Ngoài các khoản phí cố định từ ban đầu thì chi phí mở phòng khám nha khoa còn bao gồm những khoản phí để duy trì trong suốt quá trình hoạt động của phòng khám như:
Chi phí chi trả cho nhân viên
Chi phí nhân sự là một trong những khoản phí được lưu tâm hàng đầu bao gồm:
- Chi phí trả cho bác sĩ nha khoa với quỹ lương trong khoảng từ 100 triệu cho đến 150 triệu đồng/tháng. Chúng ta sẽ cần ít nhất 2 bác sĩ phụ trách phòng khám.
- Chi phí lễ tân với quỹ lương giao động trong khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Cần khoảng 3 lễ tân cho một phòng khám.
- Nhân viên hành chính với quỹ lương trong khoảng từ 7 đến 8 triệu đồng. Một phòng khám cần khoảng 2 đến 3 nhân viên hành chính.
- Nhân viên bảo vệ với quỹ lương từ 6 đến 8 triệu đồng/ tháng. Một phòng khám cần ít nhất 2 nhân viên bảo vệ.
- Nhân viên kế toán với quỹ lương từ 8 đến 12 triệu đồng/ tháng. Một phòng khám sẽ có 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán viên và 1 thủ quỹ kiêm thủ kho).
Chi phí marketing (nếu có)
Chi phí marketing sẽ giúp cho phòng khám có thể tiếp cận với những khách hàng tiềm năng, có thị trường rộng mở và gia tăng doanh thu. Thực hiện các hoạt động về marketing bao gồm những chương trình khuyến mãi, chạy quảng cáo,....Thông thường thì chi phí marketing sẽ chiếm khoảng từ 25% đến 50% tổng doanh thu hàng tháng tại một phòng khám. Phòng khám có thể tăng hoặc giảm ngân sách tùy thuộc vào chiến lược marketing mà họ đang áp dụng có mang lại hiệu quả hay không.
Một số khoản chi phí khác
Hàng tháng, ngoài các khoản chi phí ở trên thì phòng khám phải bỏ thêm chi phí cho một số vấn đề phát sinh khác như điện, nước. Ngoài các khoản này thì bạn còn phải tốn chi phí mua dụng cụ, bảo trì bảo dưỡng thiết bị, tiêu hao nguồn nguyên vật liệu cũng như phí đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, để tạo ra sự đồng nhất, chuyên nghiệp cho các phòng khám thì chúng ta nên mua sắm đồng phục y tá, bác sĩ, lễ tân, bảo vệ,...
Tiêu chí lựa chọn thiết bị và vật liệu nha khoa uy tín hàng đầu
Lựa chọn đơn vị cung cấp các trang thiết bị và vật liệu labo
Các loại thiết bị và vật liệu labo được xếp vào nhóm ngành có điều kiện nên để có thể hoạt động một cách hợp pháp thì công ty cần phải được Bộ Y tế cấp giấy phép. Đây được xem là một trong những cơ sở để đánh giá công ty thiết bị nha khoa đó có tốt hay không. Chính vì thế trước khi lựa chọn sản phẩm về thiết bị y tế thì bạn nên xem xét về giấy phép lưu hành của nhà phân phối để đảm bảo được sản phẩm của bạn chọn mua là thiết bị có đầy đủ điều kiện an toàn.
Lựa chọn thiết bị phòng nha tốt mang lại giá trị cho khách hàng và phòng khám
Nha khoa trở thành một ngành cực kì “hot” trong những năm gần đây vì nhu cầu chữa bệnh cũng như làm đẹp của người dân ngày càng nhiều dẫn đến số lượng phòng khám được mở mới ngày càng được gia tăng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà ngành nha ngày càng bị cạnh tranh một cách khốc liệt. Điều này đòi hỏi các phòng khám phải không ngừng đổi mới, nâng cao các thiết bị công nghệ cũng như trang bị các thiết bị máy móc nha khoa hiện đại. Như vậy thì phòng khám mới có thể phục vụ tốt cho quá trình làm việc của nha sĩ và nâng cao trải nghiệm của người dùng giúp tiết kiệm chi phí.
Đối với mục đích mở mới phòng khám Răng Hàm Mặt thì việc tìm hiểu thật kỹ các thiết bị phòng khám nha khoa sẽ giúp cho bạn có thể hình dung và thống kê được các thiết bị máy móc và vật dụng cần phải có. Từ đó, bạn có thể dự trù được khoảng kinh phí cần thiết để chi cho thiết bị và ra quyết định chính xác hơn và tránh đầu tư sai cách. Ngoài ra, việc lựa chọn và đầu tư vào thiết bị tốt, chính hãng sẽ đem lại lợi ích về mặt kinh tế về lâu về dài cho phòng khám. Vì sự trợ giúp của những thiết bị hiện đại sẽ giúp tiết kiệm tối đa được thời gian và công sức của nhân viên y tế đồng thời gia tăng năng suất hoạt động của phòng khám.
Tham khảo thêm: Cách lựa chọn nồi hấp tiệt trùng nha khoa cho phòng khám
Trên đây là một số vấn đề mà chúng ta cần xem xét khi mở mới phòng khám nha khoa. Hy vọng những thông tin mà Nkluck tổng hợp được có thể giúp bạn cập nhật được những thông tin bổ ích từ đó đưa ra quyết định phù hợp. Nếu trong quá trình mở phòng khám, bạn muốn tìm đơn vị cung cấp các trang thiết bị và dụng cụ nha khoa uy tín thì có thể liên hệ ngay với Nkluck thông qua số Hotline +84 28.38620090.