Thứ ba, 06 Tháng 9 2022 14:33

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng khám nha khoa

Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì? và Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của bộ y tế là một trong những vấn đề được chú trọng hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhiễm khuẩn được xem như là bệnh gây ra tại các cơ sở y tế và phòng khám. Nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian bệnh nhân nằm điều trị. Vậy làm thế nào để kiểm soát nhiễm khuẩn? Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của bộ y tế trong ngành nha khoa như thế nào? Hãy cùng N.K. Luck theo dõi thông qua bài viết sau đây nhé.

Con đường lây truyền bệnh trong thực hành nha khoa

Tổng quan về các bệnh Lây truyền qua đường máu

Bệnh HIV

Bệnh HIV là căn bệnh lây nhiễm qua những đường sau đây: Máu, tinh dịch, dịch âm đạo trong lúc sinh hoạt tình dục và từ mẹ nhiễm HIV truyền sang cho con.

HIV không lây nhiễm qua các đường tiếp xúc thông thường như tiếp xúc tại nơi làm việc, tại trường học, hắt hơi, ho, dùng chung ly, chén, đĩa, thức ăn nước uống, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh,...

HIV - Căn bệnh lây qua đường truyền máu

Nguyên tắc phòng ngừa:

  • Thực hiện tình dục an toàn
  • Truyền máu an toàn
  • Không sử dụng chung bao kim tiêm
  • Khử và diệt khuẩn các dụng cụ theo đúng quy định 

Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B gây ra bởi một loại virus cùng tên viết tắt là HBV. Loại virus này thuộc họ Hepadnaviridae bao gồm 3 loại kháng nguyên đó là HBcAg, HBsAg và HBeAg. Tương ứng với đó là các kháng thể anti-HBc, anti-HBs và anti-HBe. Các kháng nguyên và kháng thể giữ một vai trò quan trọng trong việc xác định bệnh và diễn biến bệnh.

Viêm gan siêu vi B - Một căn bệnh nhiễm khuẩn phổ biến

HBV thường lây sang đường truyền máu như hiến máu, truyền máu, xỏ khuyên, xăm hình,...nếu như người sử dụng dùng chung dụng cụ không được khử khuẩn đúng cách. Ngoài ra, căn bệnh này còn lây nhiễm thông qua dao cạo râu, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác của người nhiễm bệnh.

Viêm gan siêu vi C

Viêm gan siêu vi C do một loại virus cùng tên được gọi tắt là HCV. Chúng xâm nhập vào máu và tấn công gây nhiễm trùng gan. Virus viêm gan siêu vi C lây truyền qua máu và các dịch tiết của cơ thể, cụ thể như sau:

  • Sử dụng chung bao kim tiêm với người bệnh trong khi tiêm, chích ma túy.
  • Tái sử dụng các dụng cụ y tế, các thiết bị mà không được khử trùng đúng cách, đặc biệt là đối với dụng cụ ống tiêm và kim tiêm.
  • Truyền máu có chứa virus mà không thông qua quá trình sàng lọc.
  • Quan hệ tình dục có nguy cơ bị chảy máu, trầy xước trong suốt quá trình trình quan hệ mà không có bất kì biện pháp để bảo vệ nào.
  • Virus có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
Viêm gan siêu vi C - Căn bệnh lây qua đường truyền máu

Viêm gan B và C

Căn bệnh này lây truyền thông qua việc tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể.

Tại cơ sở phòng khám thì có thể qua:

  • Vết thương xuyên da.
  • Da không được toàn vẹn.
  • Thông qua niêm mạc. 

Lây nhiễm các bệnh truyền qua đường không khí

Bệnh lây qua đường không khí thường do các vi sinh vật, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Chúng rất dễ bị lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các hoạt động xuất tiết của người bệnh vào trong môi trường không khí như người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ, ca hát,...gây xuất hiện dịch chứa tác nhân gây bệnh.

Lây truyền qua không khí

Virus có thể lây nhiễm từ các tiểu phân dịch hô hấp nhỏ từ miệng hoặc mũi người bệnh thông qua hắt hơi, ho, nói, hát, thở,...Một người bình thường có thể bị nhiễm vì hít phải những hạt khí chứa virus.

Căn bệnh lây truyền qua không khí

Lây truyền qua giọt bắn

Virus lây lan từ các tiểu phân dịch phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bệnh khi họ hắt hơi, ho, hát hoặc thở. Sau đó, người bình thường có thể bị nhiễm khi các tiểu phân dịch tiếp xúc với mắt, mũi, miệng.

Lây truyền qua tiếp xúc

Quá trình lây nhiễm có thể diễn ra khi tay ô nhiễm do tiếp xúc với những bề mặt ô nhiễm virus sau đó tiếp xúc vào những bề mặt gây ô nhiễm như mắt, mũi, miệng.

Các bệnh lây qua đường không khí

Bệnh lao phổi

  • Căn bệnh này lan truyền thông quá các phân tử hạt nhỏ và trong không khí.
  • Các hạt nhỏ sẽ bay lơ lửng ở trong không khí trong khoảng thời gian lâu.
  • Khi hít vào vi khuẩn sẽ di chuyển đến các phế nang phổi và gây nhiễm bệnh.
  • Trong khoảng từ 2 đến 12 tuần nhiễm bệnh nếu đáp ứng yêu cầu miễn dịch sẽ làm giới hạn hoạt động của các loại vi khuẩn và bệnh có thể được phát hiện sớm.
Bệnh lao phổi - Căn bệnh lây qua đường truyền không khí

MRSA về chăm sóc y tế

  • Thường xảy ra đối với những người bị bệnh mạn tính.
  • Thường gây ra bệnh xâm lấn.
  • Kháng nhiều loại thuốc kháng sinh.

Kiểm soát MRSA ở trong một môi trường

  • MRSA có thể tồn tại ngoài cơ thể khoảng 56 ngày trên hồ sơ bệnh án, mặt bàn hay các tấm vải che ghế.
  • Các loại đồ vật ít quan trọng như bàn ghế, côn chụp máy X quang.
  • Làm sạch sau mỗi quá trình sử dụng bằng cách sử dụng dung dịch khử khuẩn.

Nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác trong thực hành nha khoa

Hiện nay, có một số nguy cơ lây bệnh trong lĩnh vực nha khoa như: bệnh nhiễm virus Herpes Simplex, bệnh bạch hầu, bệnh phong,… 

Vùng nhiễm khuẩn 

Đây là các bề mặt tiếp xúc lâm sàng bao gồm các vị trí thường xuyên phải tiếp xúc như cần để điều chỉnh đèn, nút điều khiển ghế nha khoa, khay, nút bấm máy cạo vôi siêu âm, nút bấm đèn chiếu trám răng thẩm mỹ, thiết bị vi tính, bề mặt đổ mẫu thạch cao.

Các khái niệm về lây nhiễm trong nha khoa

Lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp: Các vi khuẩn sẽ bị lây nhiễm trực tiếp thông qua mô hoặc các tổ chức cơ thể bao gồm cả da và các lớp niêm mạc mà không thông qua các vật trung gian hay người trung gian bị nhiễm khác.

Lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp: Lây nhiễm thông qua các vật đựng, bàn tay bị ô nhiễm.

Sát khuẩn là quá trình diệt vi khuẩn hay bất hoạt virus mà theo đó làm giảm thiểu được lượng vi khuẩn hiện diện ở trên các vùng thao tác của mô sống.

Khử khuẩn giúp giảm thiểu vi sinh vật gây bệnh đến mức không gây hại đến sức khỏe và tiêu diệt các tế bào tư.

Tiệt khuẩn là tất cả các vi sinh vật bao gồm tế bào từ các lò hấp hơi nước dưới áp suất và nhiệt độ cao.

Giải pháp tổng thể trong thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở khám chữa bệnh răng miệng

Như chúng ta đã biết đặc thù của ngành nha là phải tiếp xúc đối với bệnh nhân và tiếp xúc với tất cả các con đường lây truyền. Do vậy, chúng ta cần phải có một giải pháp tổng thể để làm sao đảm bảo được tiêu chí an toàn trong phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt.

Giải pháp tổng thể trong thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

Dưới đây là giải pháp tổng thể trong thực hành KSNK để đảm bảo cho hoạt động điều trị cho bệnh nhân và chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân là an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng ngừa chuẩn

Phòng ngừa chuẩn là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho người bệnh mà không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng hay thời điểm chăm sóc của người bệnh. Máu, chất tiết, chất bài tiết đều có nguy cơ để lây bệnh. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm các tác nhân vi sinh vật gây bệnh cho bệnh nhân đặc biệt là vùng răng miệng. 

Quy định về phòng ngừa chuẩn

Vệ sinh tay

Vệ sinh tay là một biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp phòng chống nhiễm khuẩn. Đây cũng là một giải pháp an toàn cho khám và chữa bệnh răng miệng.

Một số quy định về vệ sinh tay tại các phòng khám răng miệng như sau:

  • Vệ sinh tay thật sạch bằng nước xà phòng thường hoặc chà sát tay với dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn.
    • Khi tiếp xúc đụng chạm với các dụng cụ, thiết bị, vật liệu hay các vật dụng khác trong buồng khám bệnh và chữa bệnh về răng miệng.
    • Rửa tay trước và sau quá trình khám và chữa bệnh về răng miệng cho mỗi người bệnh.
    • Rửa tay trước khi mang găng hoặc sau khi tháo bỏ găng.
  • Thực hiện rửa tay thật sạch bằng nước hoặc bằng xà phòng khi tay bẩn có thể nhìn thấy được như dính dịch cơ thể, dính máu,...
  • Không sử dụng găng tay trong suốt quá trình vệ sinh tay.
Vệ sinh tay trong kiểm soát nhiễm khuẩn

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Các phương tiện dùng để phòng hộ cá nhân được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ nhân viên trong khâu khám và chữa bệnh răng miệng tránh bị phơi nhiễm hay tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác. Các phương tiện phòng hộ sẽ bao gồm: khẩu trang, găng tay, kính mắt, mạng che mặt và các loại quần áo bảo hộ. Ngoài ra bạn cần phải tuân thủ các quy định liên quan về phương tiện phòng hộ cá nhân như sau:

  • Cung cấp các loại phương tiện phù hợp để có thể đảm bảo cho nhân viên có thể sử dụng theo đúng quy định, đào tạo cho nhân viên sử dụng các phương tiện sao cho phù hợp. 
  • Thực hiện mang găng tay tại bất cứ tình huống nào khi tiếp xúc với máu, niêm mạc, dịch cơ thể, vùng da bị tổn thương hay các dụng cụ bị nhiễm bẩn. Một người bệnh sẽ dùng một đôi găng, không dùng găng thay cho vệ sinh tay, không tái sử dụng găng tay.
  • Mặc áo choàng có thể che phủ các vùng da và quần áo cá nhân khi tiếp xúc với máu, chất tiết,...
  • Mang khẩu trang che mũi, miệng và kính bảo hộ để bảo vệ mắt khi thực hiện các thao tác có khả năng văng, bắn máu.
  • Thảo bỏ các phương tiện PHCN và vệ sinh tay khi rời khỏi khu vực làm việc.

Xử lý nước và ống dẫn

Nước và hệ thống ống dẫn nước trong nha khoa thường được dẫn đến các thiết bị và dụng cụ tay khoan tốc độ cao, tay khoan phẫu thuật hay đầu lấy cao siêu âm. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn phát triển và tạo ra màng sinh học như lòng ống dài, áp lực nước không liên tục, hẹp và hiện tượng bị trào ngược. Nếu như trường hợp này kéo dài và không được xử lý có thể lây nhiễm bệnh cho người bệnh cũng như nhân viên.

Các quy định về xử lý nước và ống dẫn trong răng miệng

  • Sử dụng nước đạt tiêu chuẩn của nước uống.
  • Tham khảo các tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất về thiết bị, dụng cụ răng miệng để lựa chọn phương pháp, thiết bị xử lý và duy trì lượng nước sao cho phù hợp.
  • Tuân thủ các quy định của nhà sản xuất liên quan đến việc giám sát chất lượng nước cũng như xử lý đường ống dẫn nước.
  • Giám sát hàm lượng vi sinh chất lượng nước định kỳ theo 3 tháng/lần.
  • Xử lý và giám sát chất lượng nước răng miệng. 

Vệ sinh bề mặt môi trường

Các ô nhiễm hữu cơ và vô cơ trên bề mặt phải luôn được thực hiện trước khi khử khuẩn. Khử khuẩn có tác dụng tiêu diệt hay loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh và không có tác dụng với các bảo tử vi khuẩn. Chúng ta cần phải làm sạch và khử khuẩn một cách nghiêm ngặt với khả năng lây nhiễm cao.  

Xử lý môi trường không khí

Xử lý môi trường không khí, hạn chế các tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn. Việc kiểm soát kiểm soát và xử lý nhiễm khuẩn qua đường không khí được kiểm soát bằng cách sử dụng hệ thống thông gió được thiết kế một cách đặc biệt trong các phòng khám nha khoa, thực hiện các kỹ thuật khử trùng, đeo các thiết bị bảo hộ và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa cơ bản.

Xử lý chất thải Y Tế 

Tham khảo các thông tin về Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.  

Xử lý chất thải Y Tế

Xử lý dụng cụ Y Nha

Trên thực tế hiện nay thì có rất nhiều dụng cụ y nha cần được xử lý và tái sử dụng lại. Việc xử lý cũng như sử dụng lại đó sẽ mất rất nhiều bước và đòi hỏi các thiết bị chuyên dụng để có thể xử lý tốt.

Đối với các dụng cụ mà bộ y tế yêu cầu chỉ sử dụng một lần thì phải loại bỏ ngay sau khi sử dụng.

Đối với các công cụ được sử dụng lại thì các cơ sở y tế phải ban hành quy định xử lý để đảm bảo chất lượng khử khuẩn tiệt khuẩn và các tính năng để sử dụng cho dụng cụ. 

Các công việc có liên quan đến quá trình làm sạch, tiệt khuẩn hay khử khuẩn phải thực hiện bởi các nhân viên đã được qua đào tạo. Các nội dung cần được đào tạo như sau:

Về phân loại dụng cụ

  • Dụng cụ thiết yếu: Đây là loại dụng cụ được sử dụng để xuyên vào mô mềm và xương như: nạy, đục xương, dụng cụ phẫu thuật, trâm dũa, trâm nạo,..Các dụng cụ này có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Dụng cụ bán thiết yếu: Các dụng cụ này thường xuyên tiếp xúc với niêm mạc như gương khám, khay lấy dấu, các dụng cụ chịu nhiệt nên có thể xử lý bằng phương pháp tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, các công cụ bán thiết yếu sẽ có nguồn gốc từ nhiều nhà sản xuất khác nhau nên phương pháp xử lý có thể khác nhau.
  • Dụng cụ không thiết yếu: Đây là những loại dụng cụ tiếp xúc với da lành như: băng quấn máy đo huyết áp, đầu chụp phim, cung mặt,...đây là những loại dụng cụ ít có nguy cơ lây nhiễm. Các dụng cụ này chỉ cần làm sạch và khử khuẩn là được. 

Xử lý tay khoan nha khoa

Các công đoạn xử lý dụng cụ Y Nha cho phòng khám nha khoa là vô cũng cần thiết để tránh tình trạng nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Ngoài ra, đặc thù của ngành nha khoa là phải xử lý tay khoan thật tốt. Tuy nhiên, đây là vấn đề mà các phòng khám nha khoa hiện nay còn gặp nhiều thiếu sót. Nếu như dụng cụ tay khoan nha khoa không được làm sạch và tiệt trùng đúng cách thì có thể để lại hậu quả xấu làm ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân và các bác sĩ. Các vi khuẩn, vi sinh vật, nấm ẩn chứa trong tay khoan sẽ phát triển và xâm nhập vào cơ thể của người bệnh gây ra nhiều tác hại nếu không được làm sạch kỹ càng.

Tham khảo thêm: Cách lựa chọn nồi hấp tiệt trùng nha khoa cho phòng khám

Xử lý tay khoan nha khoa

Vi sinh vật ẩn chứa trong tay khoan nha khoa gây hại

 Một số loại vi sinh vật thường bắt gặp ở trong các tay khoan:  

  • Vi khuẩn
  • Nấm, vi nấm
  • Các phần tử nhỏ            

Quy trình xử lý tay khoan tốc độ nhanh theo hướng dẫn của bộ y tế

Sau khi sử dụng tay khoan nhanh nha khoa để điều trị răng miệng cho người bệnh thì các tay khoan nha khoa thường sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết và nước bọt ở trong khoang miệng. Đây là một trong những nguyên nhân gây lây nhiễm chéo cho bệnh nhân khác nếu như các tay khoan không được xử lý theo quy trình. Vì vậy, khi sử dụng các tay khoan nha khoa cần phải được xử lý theo quy trình gồm một số bước như sau:

Quy trình xử lý tay khoan tốc độ nhanh

Một số lưu ý:

  • Các tay khoan phải được tiệt khuẩn giữa hai người bệnh.
  • Cần bổ sung đầy đủ số lượng tay khoan theo số lượng người bệnh trung bình mỗi ngày của từng ghế nha khoa.
  • Có thể trang bị máy để làm sạch và tra dầu cho các tay khoan.
  • Sử dụng dầu bôi trơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tránh làm rơi tay khoan.
  • Tay khoan cần được thường xuyên tra dầu bảo dưỡng nếu sử dụng để cắt các mão kim loại hay cầu kim loại - sứ.
  • Các công cụ đặc biệt trong điều trị nha khoa như tay khoan siêu tốc (high speed), tay khoan thẳng (handpieces), tay khoan khuỷu (angle pieces), dụng cụ có động cơ (turbines) không được ngâm trong dung dịch hoặc làm sạch bằng máy rửa khử khuẩn tự động theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Cần phải làm sạch dưới vòi nước chảy với bàn chải và bề mặt ngoài được phun hóa chất khử khuẩn phù hợp hoặc lau bằng khăn có tẩm hóa chất khử khuẩn.
  • Nếu cần làm sạch bề mặt bên trong nên lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp và cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Quy trình xử lý tay khoan tốc độ chậm theo hướng dẫn của bộ y tế

Quy trình xử lý tay khoan tốc độ chậm theo hướng dẫn của bộ y tế cần phải tuân thủ các bước sau đây:

Quy trình xử lý tay khoan tốc độ chậm

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý tay khoan

Quy trình xử lý tay khoan giúp kiểm soát nhiễm khuẩn bằng 2 cách là xử lý tay khoan bằng tay và xử lý bằng thiết bị. Sau đây N.K.LUCK sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lý tay khoan bằng tay. 

Quy trình kỹ thuật xử lý tay khoan

Tham khảo thêm: Quy trình vô trùng dụng cụ nha khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế

Những bất lợi khi xử lý tay khoan nha khoa bằng tay

  • Phải có kỹ thuật viên lành nghề.
  • Phải có dụng cụ chuyên dụng
  • Mất thời gian khi tháo rời và xử lý.
  • Dễ làm hư tay khoan và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
  • Dễ có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp.
  • Tốn kém chi phí trả lương cho nhân viên

Xử lý tay khoan nha khoa bằng thiết bị

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều công cụ giúp xử lý dụng cụ bằng thiết bị giúp xử lý ở bên ngoài lẫn bên trong tay khoan. Các thiết bị này có thể làm sạch một lúc rất nhiều tay khoan vì vậy rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các phòng khám.

Sau đây là video hướng dẫn cách xử lý tay khoan nha khoa bằng thiết bị theo đúng tiêu chuẩn:

Từ những thông tin trên đã cho thấy việc kiểm soát nhiễm khuẩn trong tay khoan vô cùng quan trọng và là một bước không thể thiếu trong các phòng khám nha khoa. Vì vậy, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn đối với phòng khám nha khoa nói chung và tay khoan nha khoa nói riêng phải thật chuẩn xác để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân cũng như các nhân viên y tế. 

Nguồn: Tham khảo từ bài giảng của TS. BS. Ngô Đồng Khanh.


GIỚI THIỆU

N.K.LUCK VIỆT NAM

Trụ sở: 781/A13 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Điện thoại: +84 28.38620090

Fax: +84 28.38620080

E-mail:

Website:

Đã thông báo

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN

VPGD TP.HCM

K0.01, Đường B-Bắc, Khu phố Star Hill, Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM

Điện thoại: +84 28.54122662 | +84 28.54122882

VPGD TP. ĐÀ NẴNG

VP Đà Nẵng: R.102, Tòa nhà Soho Đà Nẵng, 27-29 Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang,Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: +84 236.3981889

VPGD TP. HÀ NỘI

VP Hà Nội: Lầu 03 - khu vực eSpace - Toà nhà Savina - Số 1 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: +84 91 8893798 | +84 91 1229028

Bản đồ

map

Theo dõi chúng tôi

Copyright © 2024 N.K.Luck. All Rights Reserved. Chính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụng

Số giấy CNĐKKD: 0302218299, ngày cấp: 09/02/2001, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

Designed by: www.vietsang.vn