Thứ sáu, 31 Tháng 5 2024 14:50

Dây cung niềng răng: công dụng, lợi ích và phân loại

Dây cung niềng răng là một trong những loại khí cụ không thể thiếu khi niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài. Vai trò của dây cung là tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Thực chất dây cung niềng răng có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có công dụng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về dây cung niềng răng hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Dây cung được xem là khí cụ không thể thiếu trong niềng răng

Dây cung được xem là khí cụ không thể thiếu trong niềng răng

Dây cung niềng răng là gì? 

Dây cung niềng răng là loại dây có cấu tạo dài và mảnh, được gắn cố định với mắc cài trên thân răng thông qua các rãnh để tạo thành một lực kéo nhằm dịch chuyển răng về đúng vị trí như mong muốn trên cung hàm.

Trong quá trình chỉnh nha, sau khi dán chặt mắc cài trên thân răng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt dây cung vào trong rãnh giữa mắc cài và cố định bằng dây thun. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc thì dây cung sẽ trượt tự động trong các rãnh của mắc cài, nhờ vậy bác sĩ sẽ không cần can thiệp quá nhiều.

Dây cung niềng răng dùng để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn

Dây cung niềng răng dùng để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn

Công dụng của dây cung niềng răng 

Có thể thấy, dây cung niềng răng là một công cụ quan trọng trong quá trình niềng răng. Dưới đây là một số công dụng chính: 

  • Điều chỉnh vị trí răng: Được sử dụng để tạo áp lực nhẹ lên răng, từ đó dần dần đẩy và điều chỉnh về vị trí mong muốn. Quá trình này giúp căn chỉnh vị trí của răng, làm cho răng đều và đẹp hơn.
  • Điều chỉnh cấu trúc hàm: Bên cạnh việc điều chỉnh vị trí của các răng, dây cung niềng răng còn giúp điều chỉnh cấu trúc và hình dạng của hàm, từ đó cải thiện chức năng nhai và hô hấp.
  • Giảm tình trạng đục răng: Sử dụng dây cung niềng răng còn giúp làm giảm áp lực lên các răng, từ đó giảm tình trạng bị đục răng, mài mòn và mất men răng.
  • Cải thiện ngoại hình và tự tin: Qua quá trình niềng răng, dây cung giúp cải thiện ngoại hình lẫn chức năng miệng của người niềng răng, làm cho họ cảm thấy tự tin hơn khi cười và giao tiếp.
  • Giữ cố định răng sau điều trị: Sau khi điều trị niềng răng, dây cung được sử dụng để giữ cố định vị trí mới của răng trong một thời gian, nhờ vậy mà răng không trở lại vị trí cũ nữa.

Kích thước dây cung niềng răng 

Tùy vào từng bệnh nhân và giai đoạn niềng răng mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại dây cung có kích thước khác nhau. 

  • Giai đoạn đầu: Độ rộng dây cung khoảng từ 0.014 – 0.016.
  • Giai đoạn giữa: Có 2 kích thước phù hợp đó là 0.019 x 0.025 và 0.016 x 0.025.
  • Giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn và duy trì: Dây cung có kích cỡ khoảng 0.019 x 0.025.

Kích thước của dây cung niềng răng phụ thuộc vào tình trạng của người niềng

Kích thước của dây cung niềng răng phụ thuộc vào tình trạng của người niềng

Vai trò của dây cung trong phương pháp niềng răng

Quy trình niềng răng sẽ chia thành 3 giai đoạn, tùy theo mỗi giai đoạn mà dây cung niềng răng sẽ có tác dụng khác nhau. 

Giai đoạn san đều răng 

Vì đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng nên dây cung sử dụng không quá cứng và độ đàn hồi cao để đảm bảo việc căn chỉnh răng đều về vị trí chuẩn trên cung hàm. Thông thường, ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng loại dây cung với kích thước 0.014 và 0.016.

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng 

Đây được xem là giai đoạn quan trọng và mất nhiều thời gian nhất trong niềng răng, lúc này bệnh nhân có thể cảm nhận rõ sự thay đổi trên khuôn mặt mình. Loại dây cung được sử dụng trong giai đoạn này là Stainless Steel, nó giúp mở rộng không gian sau, điều chỉnh răng phía trước cũng như sự chênh lệch giữa hai hàm hiệu quả. Thời gian điều trị khoảng từ 4 - 8 tháng, kích thước dây cung được sử dụng là 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025. 

Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì 

Đóng khớp răng là giai đoạn cuối giúp điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định nhất trên cung hàm. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung niềng răng Niti với kích thước là 0.019 x 0.025. Loại dây cung này có lực kéo tương đối nhẹ, không gây tình trạng quá khó chịu cho người niềng.

Dây cung niềng răng có mấy loại? 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dây cung chỉnh nha, trong đó phổ biến nhất phải kể đến sau đây:

Dây cung được chế tạo từ hợp kim của kim loại quý 

Các loại dây cung từ kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc được sử dụng trong ngành nha khoa từ năm 1887 bởi nhà khoa học Edward H. Angle. Những loại dây cung này có khả năng chống ăn mòn tốt, độ dẻo và độ đàn hồi cao, tuy nhiên giá thành của nó khá cao. 

Thành phần chính của dây cung hợp kim kim loại sẽ là vàng (55% – 65%), bạch kim (5 – 10%), Palladi (5 – 10%), đồng(11 – 18%) và Niken (1 – 2%).

Dây cung niềng răng được chế tạo từ hợp kim kim loại quý

Dây cung niềng răng được chế tạo từ hợp kim kim loại quý

Dây cung niềng răng Stainless Steel

Dây cung Stainless Steel là loại dây cung làm từ thép không gỉ đã có mặt trên thị trường vào năm 1929, được sử dụng thay thế cho dây cung hợp kim quý vì có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ cứng, khả năng chống ăn mòn, có độ dẻo và tính đàn hồi cao nên dễ dàng chế tạo các khí cụ chỉnh nha phức tạp.

Thành phần chính của dây cung làm từ hợp kim thép không gỉ sẽ gồm Chromium (17 – 25%), Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).

Dây cung Cobalt - Chromium

Mặc dù dây cung Cobalt - Chromium ra đời từ năm 1950 nhưng thường không được ưa chuộng sử dụng trong các trường hợp niềng răng phức tạp do độ cứng yếu. Thay vào đó, dây cung Cobalt - Chromium thường được dùng với các trường hợp đơn giản hơn trong điều chỉnh răng.

Thành phần chính của dây cung Cobalt - Chromium là Coban (40%), Crom (20%), sắt (16%) và Niken (15%).

Dây cung làm bằng Cobalt - Chromium chỉ phù hợp với ca niềng răng đơn giản

Dây cung làm bằng Cobalt - Chromium chỉ phù hợp với ca niềng răng đơn giản

Dây cung Niken - Titan (Niti)

Dây cung Niken - Titan được xem là một sự lựa chọn phổ biến và ưa chuộng trong lĩnh vực chỉnh nha. Ra đời năm 1960, dây cung Niti được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học William F.Buehler. Dây cung Niti có độ đàn hồi và độ dẻo cao nhưng độ cứng thấp.

Thành phần chính của dây cung Niken - Titan bao gồm Niken (55%) và Titanium (45%).

Dây cung Titan - Beta (TMA) 

Dây cung niềng răng Titan - Beta được biết đến với tên gọi khác là TMA hoặc Titanium – Molybdenum. Đây là loại dây cung được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả chỉnh nha và phục hình răng sau khi niềng răng. 

Nhờ sử dụng chất liệu cao cấp như: Titanium (79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%) mà loại dây cung này có thể tăng giảm chiều dài một cách linh hoạt trong quá trình điều trị chỉnh nha. 

Quá trình đeo dây cung niềng răng diễn ra như thế nào? 

Quá trình gắn dây cung vô cùng phức tạp nên đòi hỏi các bác sĩ phải tỉ mỉ, khéo léo và tay nghề cao để đảm bảo dây cung được đặt vào đúng vị trí mà không gây tổn thương cho lợi và nướu. 

Ngoài ra, theo từng giai đoạn chỉnh nha mà bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết mắc cài dây cung để đạt được hiệu quả tốt nhất. Có thể nói, lực siết dây cung rất quan trọng bởi nếu lực siết phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao, ngược lại lực siết quá lỏng hoặc quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Thậm chí có thể gây tụt lợi và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

  • Trong giai đoạn đầu, bác sĩ thường sử dụng dây cung tròn để giúp răng làm quen dần và bắt đầu sắp xếp từ từ theo hình dạng của dây cung.
  • Sau 1 - 2 tháng, dây cung tròn sẽ được thay bằng dây cung vuông hoặc hình chữ nhật để điều chỉnh các răng thẳng đều và khít hơn.

 Quá trình gắn dây cung đòi hỏi các bác sĩ phải tỉ mỉ, khéo léo và tay nghề cao

Quá trình gắn dây cung đòi hỏi các bác sĩ phải tỉ mỉ, khéo léo và tay nghề cao để đảm bảo dây cung được đặt vào đúng vị trí 

Thời gian đeo dây cung niềng răng mất bao lâu, có đau không?

Thời gian đeo dây cung niềng răng mất bao lâu và có đau không là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi có ý định niềng răng

Thời gian đeo dây cung niềng răng mất bao lâu? 

Thời gian đeo dây cung niềng răng sẽ còn tùy thuộc vào độ tuổi và phương pháp điều trị. Cụ thể:

  • Đối với trường hợp chỉnh nha không cần nhổ răng: Thời gian đeo dây niềng khoảng từ 12 - 18 tháng. 
  • Nếu điều trị chỉnh nha cần nhổ răng: Thời gian đeo dây niềng kéo dài đến 24 tháng. 
  • Đối với trường hợp niềng răng phức tạp: Thời gian đeo dây niềng khoảng 36 tháng. 

Đeo dây niềng răng có đau không? 

“Đeo dây niềng răng có đau không?” thì câu trả lời là có. Khi đeo dây cung niềng răng, cảm giác đau nhức có thể xuất hiện tùy thuộc vào từng giai đoạn của quá trình điều trị. Sau khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và căng tức do răng và nướu cần thích nghi với áp lực mới.

Trong giai đoạn tách thun để tạo khoảng trống cho răng di chuyển, bạn có thể cảm thấy ê buốt, khó chịu và đau mỗi khi nhai bởi do sự tác động của các thiết bị niềng răng.

Khi gắn mắc cài và dây cung, sự hiện diện của các thiết bị này đã làm cho các bộ phận như má, hàm, môi, nướu và lưỡi chưa kịp thích nghi, gây ra vướng víu và khó khăn mỗi khi nhai và nói chuyện.

Trong giai đoạn siết định kỳ, bạn có thể cảm thấy ê buốt và đau khi bác sĩ tiến hành thao tác siết mắc cài để điều chỉnh dây cung niềng răng. Quá trình điều trị này thường sẽ giảm đi sau một thời gian.

Đeo dây niềng răng có đau không?

Đeo dây niềng răng có đau không?

Vấn đề thường gặp khi đeo dây cung niềng răng và cách xử lý 

Trong quá trình đeo dây cung niềng răng có thể bạn sẽ gặp những sự cố không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, bạn cần bình tĩnh và đến gặp bác sĩ khi gặp một trong các vấn đề sau đây.

Dây cung bị lỏng, tụt 

Trong những tháng đầu tiên chỉnh nha khi răng dịch chuyển quá nhanh khiến cho kích thước dây cung ban đầu sẽ không ôm sát hàm nên dẫn đến tình trạng lỏng hoặc tụt dây cung. Khi gặp trường hợp này, bạn nên khắc phục tạm thời bằng cách bôi sáp nha khoa để có thể cố định lại dây cung. Sau đó đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều chỉnh dây cung. 

Đứt dây cung niềng răng

Thông thường trường hợp đứt dây cung khi niềng răng rất hiếm xảy ra, vì dây cung niềng răng được làm từ các vật liệu bền chắc. Do đó tình trạng đứt dây cung xảy ra nếu lực tác động đến khớp hàm quá lớn. Lúc này bạn cần đến nha khoa để kiểm tra và thay mới nhằm tránh ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Nuốt dây cung có sao không? 

Việc nuốt phải dây cung niềng răng là một tình huống khá nguy hiểm, điều này có thể làm tổn thương cổ họng, viêm nhiễm, đau dạ dày,... Vì vậy, khi gặp trường hợp này bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. 

Trên đây là bài viết về công dụng, phân loại của dây cung niềng răng, hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin giá trị hữu ích. Hãy theo dõi N.K.Luck để cập nhật những thông tin bổ ích và những kiến thức mới trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn.


GIỚI THIỆU

N.K.LUCK VIỆT NAM

Trụ sở: 781/A13 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Điện thoại: +84 28.38620090

Fax: +84 28.38620080

E-mail:

Website:

Đã thông báo

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN

VPGD TP.HCM

K0.01, Đường B-Bắc, Khu phố Star Hill, Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM

Điện thoại: +84 28.54122662 | +84 28.54122882

VPGD TP. ĐÀ NẴNG

VP Đà Nẵng: R.102, Tòa nhà Soho Đà Nẵng, 27-29 Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang,Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: +84 236.3981889

VPGD TP. HÀ NỘI

VP Hà Nội: Lầu 03 - khu vực eSpace - Toà nhà Savina - Số 1 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: +84 91 8893798 | +84 91 1229028

Bản đồ

map

Theo dõi chúng tôi

Copyright © 2024 N.K.Luck. All Rights Reserved. Chính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụng

Số giấy CNĐKKD: 0302218299, ngày cấp: 09/02/2001, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

Designed by: www.vietsang.vn