Trong quá trình niềng răng, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định đeo chun liên hàm để hỗ trợ việc điều chỉnh răng như mong muốn. Vậy chun liên hàm là gì? Giai đoạn nào của niềng răng cần đeo chun liên hàm? Và đeo chun liên hàm trong thời gian bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.
Dây chun liên hàm có độ đàn hồi cao và được sử dụng phổ biến trong điều trị chỉnh nha
Chun liên hàm là gì?
Chun liên hàm là một chiếc vòng cao su có độ đàn hồi cao, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới nhằm tạo ra lực kéo ổn định, giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Vị trí gắn dây chun có thể là các móc có sẵn trên mắc cài hoặc gắn vào minivis để điều chỉnh răng.
Thông tin về khái niệm chun liên hàm
Tại sao phải đeo chun liên hàm?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, chun liên hàm là một khí cụ đắc lực cho mắc cài giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Ngoài ra, chun liên hàm còn giúp điều chỉnh khớp cắn cân đối giữa hàm trên và hàm dưới nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Khí cụ được móc vào mắc cài ở hàm trên và hàm dưới sẽ giúp căn chỉnh lại khớp. Lúc này, hai đầu dây chun sẽ tạo ra một áp lực lớn nhằm kéo răng về đúng vị trí. Dùng chun liên hàm trong chỉnh nha giúp bạn rút ngắn thời gian niềng răng nhưng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hàm răng đều đẹp hơn.
chun liên hàm sẽ phát huy hiệu quả tối đa với những trường hợp đặc biệt sau:
- Khớp cắn hở hoặc khớp lệnh.
- Tỷ lệ xô lệch răng lớn.
- Trường hợp răng khểnh ở mức độ nặng.
Tác dụng khi đeo chun liên hàm
Những trường hợp nào nên sử dụng thun liên hàm
Thun liên hàm có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh khoảng cách giữa các răng, kiểm soát hướng phát triển của răng và cải thiện chức năng khớp cắn. Dưới đây là những trường hợp phù hợp để sử dụng thun liên hàm:
- Răng hô (Hàm trên nhô ra quá mức): Khi răng hàm trên chìa ra nhiều hơn so với hàm dưới, việc sử dụng thun liên hàm giúp kéo hàm trên vào trong và đẩy hàm dưới ra ngoài, giúp cân bằng khớp cắn.
- Hàm móm (Hàm dưới nhô ra quá mức): Nếu răng hàm dưới phát triển quá mức về phía trước so với răng hàm trên, thun liên hàm sẽ hỗ trợ kéo hàm trên ra ngoài và điều chỉnh vị trí hàm dưới về sau, giúp cải thiện tình trạng lệch khớp cắn.
- Khớp cắn hở: Đây là tình trạng mà răng hàm trên và hàm dưới không tiếp xúc được với nhau khi cắn lại. Sử dụng thun liên hàm giúp điều chỉnh các răng về đúng vị trí, tạo sự tiếp xúc giữa hai hàm để cải thiện chức năng nhai.

Các loại thun liên hàm phổ biến
Tùy vào từng trường hợp chỉnh nha, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thun liên hàm phù hợp để tạo lực kéo điều chỉnh răng. Hiện nay, có 3 loại dây thun liên hàm được sử dụng phổ biến:
Thun liên hàm loại 1
Loại thun này được dùng để đóng khoảng giữa các khe hở của răng. Bác sĩ sẽ móc thun từ vị trí răng nanh, răng hàm trên đến răng hàm dưới, tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển đúng vị trí.
Thun liên hàm loại 2
Thun loại 2 thường được áp dụng trong trường hợp phải nhổ răng để củng cố điểm neo. Bác sĩ sẽ móc thun từ răng hàm dưới đầu tiên đến răng nanh của hàm trên, giúp điều chỉnh khớp cắn một cách hiệu quả.
Thun liên hàm loại 3
Loại thun loại 3 này được sử dụng để điều chỉnh răng hàm dưới bị hở. Khi đeo, thun sẽ giúp nâng phần răng hàm trên và rút răng hàm dưới vào trong, hỗ trợ cân bằng khớp cắn.
Mỗi loại thun liên hàm có tác dụng khác nhau, vì vậy bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả chỉnh nha tối ưu.

Đeo chun liên hàm như thế nào?
Không giống như mắc cài, dây cung cần phải được cố định trên răng, còn với chun liên hàm, đây là một loại khí cụ chỉnh nha phải được thay đổi mỗi ngày. Do đó, khi bác sĩ hướng dẫn cách đeo lần đầu, bạn cần ghi nhớ và áp dụng để có thể thay đổi mỗi khi sử dụng.
Cách đeo chun liên hàm không quá phức tạp, tuy nhiên nếu bạn chưa thuần thục thì hãy đứng trước gương, mở miệng và xác định xem trước đó bác sĩ đã gắn chun vào răng nào. Sau đó, dùng tay kéo chun ra và đặt lại đúng vị trí mà bác đã gắn trước đó.
Hướng dẫn cách đeo chun liên hàm đúng chuẩn
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo dây chun.
- Mỗi khi ăn uống hoặc đánh răng bạn nên tháo dây chun ra.
- Giữ gìn vệ sinh chun cẩn thận, tránh để dây chun ở nơi ẩm ướt.
- Không nên dùng 2 hoặc nhiều chun cùng lúc vì điều này sẽ làm tổn thương cho chân răng.
- Thời gian thay dây chun tối thiểu là 12 tiếng, tốt nhất là mỗi ngày nên thay 2 - 3 lần để đảm bảo độ đàn hồi.
Giai đoạn nào của niềng răng cần đeo chun liên hàm?
Trên thực tế, tùy theo từng tình trạng của mỗi người mà giai đoạn đeo chun liên hàm sẽ khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng răng, khớp cắn cũng như quá trình răng dịch chuyển.
Hầu hết các trường hợp cần đeo chun liên hàm đều được đeo ngay khi bắt đầu niềng răng để điều chỉnh khớp cắn đều nhau giữa hai hàm từ đó phát huy hiệu quả tối đa của các mắc cài trên răng. Tuy nhiên, để biết chính xác thời điểm đeo chun liên hàm thì người dùng nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn khi muốn niềng răng chỉnh nha.
Đeo chun liên hàm trong thời gian bao lâu?
Bên cạnh giai đoạn thì thời gian cần đeo chun liên hàm bao lâu trong quá trình niềng răng chỉnh nha cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Trên thực tế, không thể xác định chính xác thời gian đeo chun liên hàm bởi hiệu quả khi đeo sẽ còn phụ thuộc vào sức khỏe của răng.
Trường hợp mức độ xô lệch răng thấp và răng đã tương đối về mặt khớp cắn thì người niềng răng chỉ cần đeo chun liên hàm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ răng sai lệch nhiều, khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới không đạt chuẩn thì lúc này người niềng răng có thể đeo lâu hơn một vài tuần để đảm bảo khớp cắn 2 hàm cân đối với nhau, răng được xếp đều, đẹp và chức năng ăn nhai tốt sau khi tháo niềng.
Việc đeo chun liên hàm cần đảm bảo tuân thủ theo đúng nguyên tắc chỉnh nha. Do đó, bệnh nhân cần đeo liên tục chun liên hàm theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ khoảng 20 giờ/ngày, chỉ nên tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Tác dụng phụ của đeo chun liên hàm
Việc đeo chun liên hàm trong thời gian đầu có thể khiến bạn khó chịu, đau nhức và không được thoải mái trong miệng, đặc biệt là khi ăn hoặc nói. Tuy nhiên những cơn đau khó chịu này sẽ giảm đi sau một thời gian khi cơ hàm và các cấu trúc xung quanh thích nghi với áp lực mới. Vì vậy, trong thời gian này người niềng răng không được tháo chun liên hàm ra bởi việc này chỉ khiến kéo dài thêm thời gian răng di chuyển về đúng vị trí tiêu chuẩn.
Để tránh tác dụng phụ này, điều quan trọng nhất là người niềng răng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha và thực hiện sự chăm sóc miệng hàng ngày đúng cách. Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi sử dụng chun liên hàm, hãy liên hệ với bác sĩ chỉnh nha của bạn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Trên đây là bài viết giải đáp thông tin về chun liên hàm hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với công ty vật tư nha khoa N.K.Luck để nhận sự tư vấn và giải đáp tận tình nhất.
Đeo thun liên hàm có đau không?
Trong những ngày đầu đeo thun liên hàm, bạn có thể cảm thấy vướng víu, đau nhức răng và khó chịu khi ăn uống. Tuy nhiên, không nên tháo thun vì điều này có thể kéo dài thời gian niềng răng và làm tăng cảm giác đau khi đeo lại sau đó.
Cách tốt nhất là kiên trì đeo thun để răng thích nghi dần, khi răng bắt đầu dịch chuyển, cảm giác đau nhức sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, để hạn chế đau và duy trì sinh hoạt bình thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống và cách chăm sóc răng miệng phù hợp.

Nuốt thun liên hàm có sao không?
Nuốt thun liên hàm thường không gây nguy hiểm vì dây thun có kích thước nhỏ và làm từ cao su y tế, có thể được đào thải qua hệ tiêu hóa mà không gây tổn thương. Tuy nhiên, nếu bạn nuốt phải thun liên hàm quá thường xuyên hoặc có cảm giác khó chịu như đau bụng, nghẹn hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cách phòng tránh:
- Thay thun theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để thun bị đứt trong miệng.
- Tháo thun khi ăn uống để giảm nguy cơ nuốt phải.
- Nếu thun thường xuyên rơi ra, nên trao đổi với nha sĩ để điều chỉnh lực kéo hoặc cách móc thun phù hợp.
Một số lưu ý khi đeo thun liên hàm niềng
Thun liên hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha cố định, nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sự hợp tác này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tính cách, nhu cầu điều trị, khả năng tài chính, trải nghiệm nha khoa trước đây và mức độ đau trong quá trình sử dụng.

Trước khi điều trị:
- Cần sắp xếp thời gian phù hợp vì chỉnh nha yêu cầu tái khám định kỳ mỗi 4 - 6 tuần.
- Hoàn thành các điều trị nha khoa cần thiết như làm sạch răng, trám răng trước khi niềng.
- Kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ 3 - 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng lợi.
Trong quá trình sử dụng thun liên hàm:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sưng nướu, chảy máu và viêm nha chu.
- Dây thun chỉ sử dụng một lần, cần thay mới mỗi ngày.
- Nên tháo thun khi ăn, sau đó bỏ đi và thay dây mới để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
Trên đây là bài viết giải đáp thông tin về chun liên hàm hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với N.K.Luck để nhận sự tư vấn và giải đáp tận tình nhất.