Thứ tư, 12 Tháng 1 2022 15:14

Vệ sinh răng giả tháo lắp – 5 “CẦN” và 5 “KHÔNG” để kéo dài “tuổi thọ” cho hàm giả

Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình nha khoa khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt, đây được xem là phương pháp tối ưu cho những bệnh nhân lớn tuổi trong trường hợp mất một hay nhiều răng, răng bị tổn thương, răng thưa có nhiều khe hở rộng,... nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng ăn nhai. Với phương pháp này, bệnh nhân cần phải biết vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách để nâng cao tuổi thọ của răng giả tháo lắp.

Vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Việc vệ sinh răng giả tháo lắp tưởng chừng như đơn giản, song nếu không thực hiện cẩn thận thì có thể là nguyên nhân dẫn tới các chứng bệnh về răng miệng. Trong bài viết này, N.K.Luck sẽ chia sẻ về 5 cách vệ sinh răng tháo lắp đúng chuẩn.

Tình trạng dùng răng tháo lắp sau một thời gian

Răng giả tháo lắp là phương pháp được chỉ định trong trường hợp mất một răng, nhiều răng hay thậm chí là mất răng toàn hàm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nhìn chung, cách sử dụng răng giả tháo lắp khá đơn giản. Việc mang hàm giả có thể tự do lấy ra, lắp vào, không gây đau nhức và không ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp phục hình răng ít tốn kém hơn so với những phương pháp khác như trồng răng implant, bọc cầu răng sứ,... 

Tuy nhiên, vì hàm giả tháo lắp không được gắn cố định nên độ bền chắc không cao, khả năng ăn nhai cũng không mạnh. Khi chịu lực một thời gian dài, hàm giả thường có xu hướng bị rộng, lỏng hàm, gây đau rát nướu do tình trạng tiêu xương hàm. Do đó, sau một thời gian sử dụng, hàm giả sẽ không còn vừa vặn như lúc đầu mà trở nên lỏng lẻo hơn.

Tình trạng sử dụng răng tháo lắp sau một thời gian

Các chuyên gia nha khoa cho biết, phục hình bằng răng giả tháo lắp có tuổi thọ không cao. Thông thường, sau khoảng 3 – 4 năm sử dụng, hàm răng giả sẽ không còn vừa vặn và bệnh nhân buộc phải thay hàm giả khác. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân biết chăm sóc, vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách thì vẫn có thể kéo dài thời gian sử dụng hàm giả. 

Các dòng răng tháo lắp giúp bảo vệ răng tối ưu nhất

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại răng tháo lắp khác nhau. Tùy vào điều kiện, nhu cầu và hiện trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại răng tháo lắp phù hợp nhất. Dưới đây là 3 dòng răng tháo lắp phổ biến trong phục hình nha khoa:

Hàm tháo lắp bằng nhựa

Đây là dòng răng tháo lắp ra đời trước tiên và được sử dụng rất phổ biến. Nền nướu răng sẽ được tạo ra từ chất liệu nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Sau đó, những chiếc răng giả bằng nhựa sẽ được ép chặt vào nền nướu răng, tạo thành một khối thống nhất để gắn vào nướu răng thật của bệnh nhân. Thông thường, loại răng tháo lắp bằng nhựa này được áp dụng phổ biến cho người lớn tuổi.

>>> Tham khảo 2 dòng răng tháo lắp bằng nhựa được nha sĩ khuyên dùng hiện nay:

Răng tháo lắp VITA MFT sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Hàm tháo lắp gắn khung kim loại

Dòng răng giả tháo lắp này được cấu tạo trên nền nhựa, kết hợp với khung kim loại bằng hợp chất Ni – Cr hoặc Titanium giúp cố định chắc chắn hàm giả xung quanh răng thật, tránh để cho hàm giả tháo lắp bị trượt hay di chuyển trong khi sử dụng. Hàm tháo lắp này thường được áp dụng cho trường hợp mất ít răng vì cần có trụ bám là những chiếc răng thật. 

Hàm giả tháo lắp gắn khung kim loại

Hàm tháo lắp gắn trên trụ Implant

Đây là hàm răng giả tháo lắp có sự kết hợp đặc biệt với phương pháp phục hình Implant hiện đại. Cụ thể, hàm tháo lắp được gắn chặt trên những trụ Implant đã cấy sâu vào bên trong xương hàm thông qua các vít kết nối Abutment nhằm tạo ra một hàm giả cố định và chắc chắn nhất. 

Hàm tháo lắp gắn trên trụ implant chắc chắn

Sử dụng răng tháo lắp trên trụ implant có thể khắc phục được những nhược điểm của dòng răng tháo lắp khác như: hạn chế tình trạng tiêu xương hàm, không xuất hiện sự co kéo đối với những chiếc răng thật còn lại, giúp chức năng ăn nhai phát huy hiệu quả cao nhất và đặc biệt là có thể sử dụng vĩnh viễn nếu bệnh nhân biết chăm sóc đúng cách. 

Hướng dẫn cách vệ sinh răng giả tháo lắp đảm bảo sức khỏe răng miệng

Khi mang hàm răng giả tháo lắp, việc chăm sóc răng miệng đòi hỏi phải kỹ hơn so với bình thường. Hôi miệng, viêm nướu, đen răng, hư răng gốc, chết tủy,... là những tình trạng thường gặp đối với người phục hình răng tháo lắp. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa những vấn đề này xảy ra? Cùng lưu lại những “tips” sau đây nhé!

5 điều CẦN làm trong cách vệ sinh hàm giả tháo lắp

Việc vệ sinh và chăm sóc răng tháo lắp đúng cách sẽ quyết định rất nhiều đến độ bền chắc cũng như “tuổi thọ” của hàm. Theo đó, các chuyên gia nha khoa đã chỉ ra 5 quy tắc cần áp dụng trong việc vệ sinh hàm giả như sau:

Cần tháo hàm và vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày

Tháo và chải hàm giả mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn để làm sạch những mảng bám thức ăn trên răng. Lưu ý, khi chải răng chỉ chải mặt ngoài của vòm răng. Đối với mặt trong của nền vòm răng, mặt tiếp xúc với nướu lợi thì nên hạn chế chải để tránh bị mài mòn, giúp giữ hàm được bền lâu hơn. 

Vệ sinh hàm tháo lắp 2 lần/ngày sau bữa ăn

Cần lựa chọn bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng để vệ sinh hàm

Về cơ bản, việc vệ sinh hàm giả tháo lắp cũng tương tự như cách làm với răng thật. Bệnh nhân nên sử dụng bàn chải lông mềm và nước tẩy rửa chuyên dụng (Therabreath) để loại bỏ các vụn thức ăn bám bẩn trên hàm, tránh hiện tượng xỉn màu hoặc ố màu răng khi dùng lâu ngày. 

>>> Tạm biệt hôi miệng, ngăn ngừa viêm lợi với TheraBreath!

Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng hàm giả có thể dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để dễ dàng loại bỏ mảng bám trên răng, kẽ răng. Tránh lựa chọn bàn chải quá cứng để vệ sinh hàm tháo lắp bởi nó có thể gây mòn, trầy xước bề mặt và làm mất màu của hàm giả. 

Sử dụng tăm nước để loại bỏ mảng bám trên răng một cách dễ dàng

Cần tháo hàm giả trước khi đi ngủ

Bệnh nhân nên tháo hàm giả trước khi đi ngủ và đem ngâm hàm trong nước muối loãng qua đêm. Đây vừa là cách tiệt trùng hàm giả hiệu quả, vừa giúp nướu lợi được nghỉ ngơi, máu lưu thông tốt hơn.

Tháo hàm giả trước khi đi ngủ và ngâm hàm qua đêm trong nước muối loãng hoặc dung dịch chuyên dụng để tiệt trùng

Cần kết hợp vệ sinh răng thật

Bên cạnh việc làm sạch hàm giả tháo lắp mỗi ngày, bệnh nhân cũng nên thường xuyên vệ sinh những chiếc răng thật còn lại và toàn bộ khoang miệng để tránh môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh lý về răng miệng. Ngoài ra, nên masage nhẹ nhàng cho vùng nướu để máu lưu thông tốt, giúp lợi hồng hào và khỏe mạnh. 

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tái khám định kỳ

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc răng giả tháo lắp đúng cách. Khi sử dụng hàm giả, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, những  món ăn nóng, lạnh hay quá dẻo vì chúng sẽ khiến cho hàm giả bị hư hại nhanh hơn. 

Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng hàm giả và kiểm tra sức khỏe răng miệng

Việc tái khám định kỳ sau một thời gian sử dụng hàm giả sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được các tình trạng bất thường của hàm giả. Bao gồm các vấn đề như: hàm giả có ổn định không, hàm có lỏng lẻo không,... Nha sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo các chức năng ăn nhai cho bệnh nhân. Đồng thời, khám răng định kỳ cũng giúp bệnh nhân phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng (nếu có), tránh tình trạng diễn tiến nặng làm mất thêm răng hoặc gây viêm nướu.

5 điều KHÔNG nên làm trong cách vệ sinh răng giả tháo lắp

Bên cạnh những phương pháp vệ sinh răng tháo lắp đúng cách thì bệnh nhân cũng cần tránh 5 điều sau đây để không làm ảnh hưởng đến độ bền của hàm. Cụ thể là: 

Không ngâm hàm giả vào nước nóng

Nhiệt độ của nước nóng có thể khiến cho nền hàm bị chảy ra, thay đổi kích thước, bị cong vênh và không còn vừa vặn với khuôn hàm của người bệnh. Do đó, bệnh nhân chỉ nên ngâm hàm giả với nước ấm.

Không ngâm hàm giả vào nước sôi để tránh tình trạng hàm bị cong vênh, thay đổi kích thước

Không sử dụng kem đánh răng thông thường để vệ sinh hàm giả

Trong kem đánh răng thông thường có chứa các thành phần ăn mòn, tạo nên các lỗ rỗ li ti trên bề mặt hàm. Đây có thể là nơi mà vi khuẩn và mảng bám phát triển. 

Không nên vệ sinh hàm giả quá mạnh 

Điều này có thể khiến cho hàm nhanh bị mài mòn hoặc làm mẻ, thậm chí là gãy hàm nếu lực tác động quá mạnh.

Không nên vệ sinh hàm giả với một lực tác động quá mạnh hoặc tự ý sửa chữa, mài dũa hàm

Không đeo hàm giả khi đi ngủ

Việc này vừa gây mỏi xương hàm, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh trong khoang miệng. Do đó, tốt nhất là tháo hàm giả trước khi đi ngủ và chăm sóc hàm theo hướng dẫn của nha sĩ. 

Không nên tự ý sửa chữa, mài dũa hàm

Việc tự ý sửa chữa, mài dũa hàm hoặc dùng keo bình thường để gắn hàm khi chúng lỏng lẻo hay bị gãy không những không giúp ích được gì cho bệnh nhân mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Mọi sự tác động đến hàm giả cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn hoặc làm theo chỉ định của bác sĩ. 

Có thể thấy, hàm giả tháo lắp ít được đánh giá cao về độ bền chắc cũng như khả năng ăn, nhai. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể khắc phục được phần nào nhược điểm này bằng cách chăm sóc và vệ sinh răng giả tháo lắp đúng chuẩn, khoa học. Hi vọng những chia sẻ của N.K.Luck trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bệnh nhân khi sử dụng hàm tháo lắp.


GIỚI THIỆU

N.K.LUCK VIỆT NAM

Trụ sở: 781/A13 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Điện thoại: +84 28.38620090

Fax: +84 28.38620080

E-mail:

Website:

Đã thông báo

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN

VPGD TP.HCM

K0.01, Đường B-Bắc, Khu phố Star Hill, Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM

Điện thoại: +84 28.54122662 | +84 28.54122882

VPGD TP. ĐÀ NẴNG

VP Đà Nẵng: R.102, Tòa nhà Soho Đà Nẵng, 27-29 Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang,Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: +84 236.3981889

VPGD TP. HÀ NỘI

VP Hà Nội: Lầu 03 - khu vực eSpace - Toà nhà Savina - Số 1 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: +84 91 8893798 | +84 91 1229028

Bản đồ

map

Theo dõi chúng tôi

Copyright © 2024 N.K.Luck. All Rights Reserved. Chính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụng

Số giấy CNĐKKD: 0302218299, ngày cấp: 09/02/2001, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

Designed by: www.vietsang.vn