Hàm chống nghiến răng là phương pháp ngăn chặn tình trạng nghiến răng khi ngủ đang được nhiều người sử dụng hiện nay. Chúng giúp bảo vệ cấu trúc răng, giảm đau hàm, khớp hàm và ngăn chặn các vấn đề liên quan đến nghiến răng. Hãy cùng N.K.Luck tìm hiểu chi tiết về công dụng của hàm chống nghiến răng trong bài viết dưới đây.
Hậu quả của việc nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng là trạng thái khi chúng ta cắn chặt hai hàm răng hoặc hàm răng trên và hàm răng dưới nghiến theo các hướng ra trước, sang hai bên trái hoặc phải. Đây là một hoạt động không tự chủ, thường xảy ra khi ngủ và thường được phát hiện bởi những người ngủ cùng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nghiến răng, bao gồm:
- Tình trạng tâm lý bất ổn: Lo lắng, căng thẳng thần kinh có thể khiến chúng ta nghiến răng.
- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ chập chờn, ảo giác đều có thể gây nghiến răng.
- Sử dụng thuốc an thần: Một số loại thuốc chống trầm cảm, phenothiazin có thể ảnh hưởng đến việc nghiến răng.
- Bệnh lý khác: Bệnh Parkinson, bệnh trào ngược dạ dày, thực quản cũng có thể gây ra tình trạng nghiến răng.
- Yếu tố do răng: Sự tương quan kém giữa các răng, khớp cắn, quai hàm cũng có thể ảnh hưởng đến việc nghiến răng.
Nghiến răng thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên nếu mức độ nghiến răng thường xuyên và lực nghiến răng trong thời gian dài, có thể gây ra các thương tổn như mòn răng, gãy răng, tổn thương khớp cắn và các vấn đề khác.
- Mòn răng: Lực nghiến răng trên và răng dưới vào nhau mạnh hơn so với lực ăn nhai, dẫn đến mòn răng. Tùy mức độ nghiến, răng có thể bị mòn nhiều hoặc ít. Trong trường hợp nghiến răng nặng, răng có thể bị mòn đến hơn 2/3 răng bình thường và thậm chí mòn đến tủy răng. Nghiến răng lâu ngày cũng làm bề mặt răng biến dạng và sắc nhọn. Người nghiến răng thường sử dụng phần răng không hư hại để ăn nhai, điều này có thể ảnh hưởng đến vấn đề nhai và giảm cảm giác ngon miệng.
- Nứt, gãy răng: Nghiến răng có thể gây nứt ở phần răng hoặc thậm chí gãy xuống tận chân răng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê buốt khi ăn các thức ăn chua, nóng hoặc lạnh. Răng dễ bị lung lay và có thể ảnh hưởng đến các mô nha chu tiến triển.
- Các cơn đau đầu, mặt mãn tính: Nghiến răng gây co cơ trong thời gian dài, ứ đọng các chất chuyển hóa trong quá trình trao đổi chất, gây mỏi, đau và co thắt cơ. Sau một thời gian dài bị tác động quá mức, hệ thống cơ có thể tăng khối lượng, làm cho cơ má trở nên to ra. Trương lực cơ tăng lâu dài cũng có thể gây ra nhăn trên da và làm da mặt chảy xệ.
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm bị tổn thương, có tiếng kêu vùng khớp cắn, bệnh nhân bị đau và gặp khó khăn khi mở miệng.
Nếu bạn có tình trạng nghiến răng khi ngủ, hãy đi khám nha sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhằm ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Sớm khắc phục tình trạng nghiến răng vừa bảo vệ sức khỏe của chính mình vừa tránh gây phiền toái cho mọi người xung quanh.
>>> Xem thêm: Khí cụ TMJ ban đêm giúp điều chỉnh thói quen thở bằng miệng và tư thế lưỡi, cũng như hạn chế tình trạng nghiến răng
Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ
Hàm chống nghiến răng là gì?
Hàm chống nghiến răng (hay máng chống nghiến răng) là một thiết bị nha khoa giúp ngăn sự cọ xát giữa răng hàm trên và hàm dưới, giảm tác động của chứng nghiến răng vô thức. Máng sử dụng khi ngủ, có tác dụng bảo vệ men răng, giảm áp lực lên khớp thái dương hàm và hạn chế nguy cơ rối loạn cơ hàm. Máng được làm từ nhựa y tế an toàn, phổ biến nhất là nhựa acrylic trong suốt hoặc silicone mềm dẻo, mang lại cảm giác thoải mái và hiệu quả bảo vệ răng miệng lâu dài.
Khái niệm về hàm chống nghiến răng
Công dụng của hàm chống nghiến răng
Hàm chống nghiến răng không chỉ giúp bảo vệ răng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và giấc ngủ. Việc sử dụng đúng cách có thể hạn chế tối đa các tác hại của chứng nghiến răng, giảm đau nhức và duy trì cấu trúc hàm khỏe mạnh. Dưới đây là những công dụng quan trọng của hàm chống nghiến răng:
Bảo vệ men răng
Hàm chống nghiến răng tạo một lớp đệm giữa răng hàm trên và hàm dưới, giúp ngăn chặn sự cọ xát trực tiếp giữa các răng. Điều này giúp bảo vệ men răng khỏi bị mài mòn, nứt vỡ hoặc sứt mẻ do lực nghiến mạnh, đặc biệt trong khi ngủ. Việc bảo vệ men răng không chỉ giúp răng duy trì độ bền mà còn ngăn chặn các vấn đề như ê buốt hay nhạy cảm răng.
Bảo vệ cấu trúc răng
Ngoài việc bảo vệ men răng, hàm chống nghiến răng còn giúp duy trì sự ổn định của cấu trúc răng, tránh nguy cơ răng bị di lệch hoặc tổn thương nặng hơn do lực tác động mạnh. Nếu không được bảo vệ, răng có thể bị nứt vỡ hoặc yếu dần theo thời gian, gây ảnh hưởng đến khớp cắn và chức năng nhai. Sử dụng máng chống nghiến giúp duy trì sự cân đối và khỏe mạnh của toàn bộ hàm răng.

Giảm các triệu chứng do nghiến răng gây ra
Nghiến răng kéo dài có thể dẫn đến đau hàm, đau đầu, đau tai và căng cơ vùng mặt do sự co thắt quá mức của cơ nhai. Hàm chống nghiến giúp giảm áp lực lên khớp thái dương hàm, hỗ trợ thư giãn cơ hàm, từ đó giảm các triệu chứng đau nhức. Việc sử dụng thường xuyên còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các rối loạn khớp thái dương hàm (TMD), một trong những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng nghiến răng kéo dài.
Cải thiện giấc ngủ
Chứng nghiến răng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến người mắc thường xuyên tỉnh giấc hoặc ngủ không sâu. Hàm chống nghiến răng giúp giảm tiếng nghiến răng khó chịu, mang lại cảm giác thoải mái hơn khi ngủ và hạn chế các gián đoạn trong suốt đêm. Nhờ đó, người sử dụng có thể ngủ sâu hơn, thức dậy với tinh thần sảng khoái và hạn chế cảm giác mệt mỏi vào ban ngày.

Bật mí cách sử dụng máng chống nghiến răng chuẩn nhất
Những người bị nghiến răng ban đêm thường cần đeo máng trong thời gian dài, vì vậy việc bạn sử dụng đúng cách sẽ giúp đảm bảo hiệu quả, hợp vệ sinh và đem lại sự thoải mái.
Trước khi sử dụng
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách đánh răng, bạn dùng chỉ nha khoa và súc miệng sát khuẩn để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn.
- Bạn nên làm sạch máng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc rửa với xà phòng nhẹ, sau đó tráng hoặc ngâm trong nước ấm để khử khuẩn.
Khi đeo máng chống nghiến răng
- Bạn đặt máng lên cung hàm sao cho ôm sát răng, vừa vặn và mang lại cảm giác thoải mái.
- Không ăn uống trong khi đeo máng.
- Đảm bảo miệng không bị hở khi ngủ để tránh tình trạng khô miệng, hôi miệng.
Sau khi dùng máng chống nghiến răng
- Bạn cần tháo máng sau khi thức dậy, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chỉ đeo lại vào ban đêm nếu cần thiết.
- Rửa máng bằng nước ấm và xà phòng, sau đó lau khô.
- Cuối cùng bạn nên cất giữ máng trong hộp đựng kín để bảo vệ khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.

Cách sử dụng máng chống nghiến dạng nhiệt
Máng chống nghiến dạng nhiệt có khả năng co giãn tùy theo nhiệt độ, giúp ôm sát răng hơn khi sử dụng.
- Bước 1: Chuẩn bị nước ấm ở nhiệt độ khoảng 61 – 63°C, sau đó bạn thả máng chống nghiến vào ngâm trong khoảng 1 phút.
- Bước 2: Khi máng bắt đầu mềm ra, bạn lấy ra khỏi nước.
- Bước 3: Đặt máng lên răng, bạn căn chỉnh sao cho vừa vặn và thoải mái nhất.
Lưu ý: Không sử dụng nước quá nóng để tránh làm biến dạng máng.
Những đối tượng không nên sử dụng dụng cụ chống nghiến răng khi ngủ
Không phải ai cũng phù hợp để sử dụng máng chống nghiến răng. Dưới đây là một số trường hợp không nên đeo máng để tránh tác động tiêu cực:
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Mặc dù nghiến răng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng do xương hàm và răng còn đang phát triển, việc đeo máng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương hàm.
- Người bị viêm hoặc rối loạn khớp thái dương hàm: Máng chống nghiến răng giúp phân tán lực nhai, nhưng có thể dồn áp lực lên khớp thái dương hàm, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người bị dị ứng với nhựa acrylic hoặc các thành phần của máng: Nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người mắc bệnh hô hấp như hen suyễn, tắc nghẽn đường thở: Đeo máng có thể cản trở đường thở, làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người có thói quen cắn mạnh hoặc đập hai hàm vào nhau khi đeo máng: Hành động này có thể làm vỡ hoặc nứt máng, giảm hiệu quả bảo vệ răng.

Máng chống nghiến răng khi ngủ giá bao nhiêu?
Giá máng chống nghiến răng phụ thuộc vào loại sản phẩm và chất liệu. Trên thị trường, có hai loại chính:
- Máng chống nghiến răng bán sẵn: Thường được làm từ nhựa mềm hoặc nhựa cứng, phù hợp với nhu cầu sử dụng cơ bản.
- Máng chống nghiến răng thiết kế riêng: Được đúc theo dấu răng cá nhân, mang lại độ vừa vặn cao và hiệu quả tối ưu.
Nhìn chung, giá các loại máng chống nghiến dao động từ 400.000 đến 1.000.000 đồng.
Nếu bạn cần báo giá chi tiết hoặc muốn lựa chọn sản phẩm phù hợp, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với N.K.Luck Việt Nam qua Hotline: (84) 28.38620090 để được tư vấn.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng máng chống nghiến răng
Để đảm bảo hiệu quả và độ bền của máng chống nghiến răng, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tránh nước nóng: Bạn không dùng nước quá nóng để vệ sinh máng vì có thể làm biến dạng hoặc hư hỏng sản phẩm.
- Bảo quản đúng cách: Sau khi sử dụng, bạn nên rửa sạch máng, lau khô và cất vào hộp bảo quản ở nơi thoáng mát.
- Vệ sinh răng miệng trước khi đeo: Đánh răng, súc miệng sạch sẽ trước khi đeo máng để tránh vi khuẩn tích tụ, gây các bệnh răng miệng.
- Dừng sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường: Nếu bạn cảm thấy đau mỏi cơ hàm khi đeo máng, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Thay máng định kỳ: Thời gian sử dụng tối đa của một máng chống nghiến răng là 12 tháng. Việc dùng máng quá cũ có thể làm giảm hiệu quả và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
- Không dùng chung với người khác: Tránh lây nhiễm bệnh lý răng miệng bằng cách chỉ sử dụng máng của riêng bạn.
- Hạn chế rượu bia và chất kích thích: Những yếu tố này có thể làm tình trạng nghiến răng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Loại bỏ thói quen xấu: Tránh cắn bút, cắn móng tay, nhai đồ vật cứng,… vì những thói quen này có thể góp phần hình thành tật nghiến răng.

Gợi ý một số phương pháp điều trị khác cho chứng nghiến răng
Nếu bạn hoặc người thân gặp phải chứng nghiến răng khi ngủ, hãy tìm cách khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến răng miệng và sức khỏe tổng thể. Ngoài việc sử dụng máng chống nghiến răng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Giữ tâm trạng thư giãn
Căng thẳng là một trong những yếu tố khiến tình trạng nghiến răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, trước khi đi ngủ, hãy tạo thói quen thư giãn như tập thiền, yoga hoặc sử dụng máy xông tinh dầu để giúp tinh thần thoải mái hơn. Điều này không chỉ giảm nghiến răng mà còn giúp bạn có giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.
Định hình lại khớp cắn
Lệch khớp cắn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ. Niềng răng là giải pháp hiệu quả giúp điều chỉnh khớp cắn, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Ngoài việc giảm nghiến răng, niềng răng còn mang lại một nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi đơn thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc an thần, có thể gây tác dụng phụ làm tăng nguy cơ nghiến răng. Nếu nghiến răng xuất hiện sau khi dùng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chứng nghiến răng. Bạn nên:
- Hạn chế Caffeine và Rượu bia: Caffeine có trong cà phê, trà đặc, nước tăng lực có thể kích thích hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ nghiến răng. Rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm trầm trọng hơn tình trạng này.
- Bổ sung thực phẩm giàu Canxi và Magie: Canxi và magie giúp thư giãn cơ hàm, giảm co thắt cơ - nguyên nhân gián tiếp gây nghiến răng. Bạn có thể bổ sung từ sữa, phô mai, hạt hạnh nhân, rau lá xanh, chuối, yến mạch.
- Ăn thực phẩm mềm vào buổi tối: Nếu bạn thường xuyên bị đau cơ hàm do nghiến răng, hãy hạn chế các món cứng như thịt dai, kẹo cứng, hạt cứng vào bữa tối để tránh gây áp lực lên cơ hàm.
- Uống đủ nước: Mất nước có thể làm cơ bắp căng cứng, dẫn đến co thắt hàm khi ngủ. Hãy đảm bảo uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt hơn.
Việc kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh với các phương pháp điều trị khác sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, những công dụng quan trọng của hàm chống nghiến răng trong việc ngăn chặn tình trạng nghiến răng khi ngủ, từ đó mới có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo những giấc ngủ thoải mái.
Nếu bạn thường xuyên nghiến răng khi ngủ, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa hậu quả có thể xảy ra. Truy cập vào website https://nkluck.vn/ của N.K.Luck Việt Nam để cập nhật thêm thông tin chi tiết về các dụng cụ nha khoa chất lượng.