Sáp nha khoa là gì? Cách sử dụng sáp nha khoa đúng cách

Nếu bạn đã từng hoặc đang sử dụng niềng răng mắc cài, bạn sẽ không còn xa lạ với các tình huống mắc cài, dây cung và các khí cụ nha khoa khác trong miệng cọ xát gây xước khoang miệng, môi, lưỡi. Sáp nha khoa là một loại sáp mềm dẻo giúp giảm đau và cảm giác khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng. Trong bài viết này, hãy cùng N.K.Luck tìm hiểu khái niệm cũng như hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng cách và hiệu quả.

Sáp nha khoa là gì?

Sáp nha khoa hay còn được gọi là sáp chỉnh nha, là sản phẩm chuyên dụng dành cho người niềng răng. Loại sáp này có tác dụng bảo vệ các mô mềm trong miệng, ngăn việc mắc cài làm xước và gây chảy máu. Sáp nha khoa thường có dạng mềm, được làm từ các thành phần như sáp ong, bơ ca cao, parafin hoặc carnauba.

Miếng sáp ban đầu ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng, nhưng lại trở nên mềm mại ở nhiệt độ ấm. Bạn có thể dùng nhiệt độ lòng bàn tay để làm cho sáp mềm ra và sử dụng. Thông thường, sáp nha khoa không có mùi vị. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số loại sáp được bổ sung hương vị như bạc hà, cam, vani để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

>>> Xem thêm: Liệu trình niềng răng không mắc cài

Tìm hiểu về sáp nha khoa

Khái niệm về sáp nha khoa

Công dụng của sáp nha khoa

Sáp nha khoa đóng vai trò quan trọng trong việc niềng răng và bảo vệ sức khỏe miệng, những công dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Rào chắn và bảo vệ: Sáp nha khoa phủ lên các dây cung và mắc cài, tạo thành một lớp đệm trơn mượt, giúp ngăn chặn sự cọ xát của các khí cụ niềng răng với lưỡi, má trong và môi.
  • Giảm ma sát và tổn thương: Sáp có độ mềm vừa phải và độ bám tốt, giảm ma sát của mắc cài và dây cung. Từ đó, tổn thương cho các mô mềm sẽ được giảm thiểu tối đa.
  • Tạm thời cố định dây cung: Trong trường hợp dây cung bị bong, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định tạm thời. Điều này giúp ngăn chặn sự dịch chuyển răng và đảm bảo kết quả niềng răng sau này.
  • Bảo vệ vùng tổn thương: Sáp nha khoa bảo vệ các mô mềm trong trường hợp răng bị mẻ, vỡ. Nó cũng giúp tránh tình trạng răng vỡ đâm vào má trong, môi và lưỡi, gây chảy máu.
  • Giảm đau: Sáp nha khoa được sử dụng để che phủ các vị trí bị vướng của khí cụ niềng răng, giúp bạn giảm cảm giác cộm, cấn và khó chịu. Đồng thời, sáp còn hạn chế tình trạng đau do ma sát giữa mắc cài, dây cung kim loại với nướu, má trong, môi và các mô mềm trong khoang miệng.
  • Bảo vệ khoang miệng: Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là khi siết chặt dây cung, các đầu nhọn có thể trồi lên, gây tổn thương mô mềm. Sử dụng sáp nha khoa giúp che chắn và bảo vệ khoang miệng khỏi những tác động này, giảm nguy cơ bị trầy xước hay viêm nhiễm.
  • Hỗ trợ cố định mắc cài, dây cung bị bong: Ngoài việc giảm đau và bảo vệ mô mềm, sáp niềng răng còn có tác dụng tạm thời cố định mắc cài hoặc dây cung bị bong, giúp duy trì hiệu quả chỉnh nha cho đến khi được bác sĩ điều chỉnh. Vì vậy, bạn hãy luôn mang theo sáp nha khoa bên mình khi ra ngoài!

Sáp nha khoa được làm từ những thành phần thiên nhiên, không gây hại cho người sử dụng. Vì vậy, không cần lo lắng nếu bạn lỡ nuốt phải sáp.

Tìm hiểu công dụng của sáp nha khoa

Công dụng của sáp nha khoa

Lưu ý rằng sáp nha khoa chỉ có chức năng bảo vệ răng nướu khỏi những rắc rối của dây cung, mắc cài. Nếu bạn gặp phải các tình huống nghiêm trọng hơn như dây cung bị bung trồi lên đâm chọt, hãy đến gặp nha sĩ để khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng cách

Trong giai đoạn đầu niềng răng, sáp nha khoa là vật dụng rất cần thiết giúp bạn nhanh chóng làm quen với việc có mắc cài và dây cung trong miệng. Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng chuẩn:

Bước 1: Chuẩn bị sáp nha khoa

Chuẩn bị một hộp sáp nha khoa tốt. Bạn có thể tìm mua ở nha khoa hoặc ở các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.

Thời điểm ngay sau gắn mắc cài, bạn chưa quen với việc có những dị vật sắc nhọn bằng kim loại trong miệng, nên thời kỳ này bạn cần nhiều sáp hơn. Phải đến giai đoạn sau khi đã quen với việc mang niềng răng, nhu cầu sử dụng sáp nha khoa sẽ giảm xuống, thậm chí nhiều bạn không cần dùng đến.

Bước 2: Vệ sinh tay và răng miệng sạch sẽ

Trước khi bắt đầu công đoạn bôi sáp, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, tránh việc thức ăn còn bám trên răng và mắc cài, nếu không sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác. Bạn cũng nên làm khô mắc cài, sáp sẽ bám chắc chắn hơn so với nền ẩm ướt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên rửa tay sạch trước khi sử dụng. Rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, sau đó sát khuẩn. Không quên làm khô tay trước khi dùng sáp để tránh dẫn vi khuẩn vào răng nướu.

Bước 3: Xác định vị trí cần bôi sáp nha khoa

Sau khi rửa tay và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn cần xác định đúng vị trí cần bôi sáp. Thông thường, những vị trí phổ biến nhất là minivis và dây cung, vì chúng thường ma sát với các mô mềm trong khoang miệng.

Bước 4: Gắn sáp nha khoa

Lấy một lượng sáp vừa đủ và nặn miếng sáp bằng đầu ngón tay trong khoảng ít nhất là 5 giây. Khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ làm miếng sáp hơi mềm ra một chút, dễ dàng thực hiện thao tác.

Sử dụng đầu ngón tay nặn sáp thành hình tròn, sau đó đưa vào và miết vào những vị trí bị đau do mắc cài gây ra. Nếu mắc cài ở tận phía trong răng hàm, bạn cần dùng ngón trỏ và luồn ngón trỏ vào sâu. Cố gắng miết đều sáp để sáp dính chặt lên mắc cài.

Khi bạn áp sáp vào mắc cài sẽ giảm cảm giác đau ngay lập tức. Nếu vẫn còn cảm thấy đau, hãy tăng thêm một lượng sáp nhỏ cho đến khi không còn cảm giác đau.

>>> Xem thêm: Dụng cụ bảo vệ hàm

Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa

Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng cách

Những lưu ý quan trọng bạn cần biết khi sử dụng sáp nha khoa

Dù sáp nha khoa mang lại nhiều lợi ích, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu sáp chỉnh nha bị sứt mẻ hoặc rơi ra, bạn hãy thay ngay bằng sáp mới. Ngay cả khi sáp vẫn còn bám tốt, bạn cũng nên thay sau tối đa 2 ngày để tránh tích tụ vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng và viêm lợi.
  • Bạn nên tháo sáp trước khi ăn, vì khi nhai hoặc uống, sáp có thể bong ra.
  • Sáp nha khoa chỉ cần dùng khi mắc cài gây khó chịu cho mô mềm, không cần sử dụng trong suốt quá trình niềng răng.
  • Nếu bị sứt mẻ răng, bạn có thể dùng sáp tạm thời để bảo vệ mô mềm trong miệng, nhưng đây không phải giải pháp lâu dài bạn nên đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể.
  • Luôn mang theo sáp chỉnh nha bên mình, vì sáp có thể rơi ra nếu sử dụng không đúng cách hoặc khi ăn.
  • Nếu không có sáp nha khoa, bạn có thể thay thế bằng silicone. Silicone có độ bám dính tốt hơn, không thấm nước bọt và bề mặt trơn láng hơn. Tuy nhiên, nhược điểm là giá thành cao và cần môi trường khô để bám dính hiệu quả.
Những lưu ý quan trọng bạn cần biết khi sử dụng sáp nha khoa
Những lưu ý quan trọng bạn cần biết khi sử dụng sáp nha khoa

Hướng dẫn bạn cách bảo quản sáp nha khoa

Việc bảo quản sáp nha khoa không quá phức tạp, chỉ cần lưu ý những điểm sau:

  • Giữ sáp ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ ổn định, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
  • Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào sáp chỉnh nha.
  • Nếu sáp bị cứng do thời tiết lạnh, bạn có thể làm mềm bằng cách đặt gần nguồn nhiệt, chẳng hạn như một cốc nước nóng.
  • Nếu sáp bị mềm do nhiệt độ quá cao, bạn hãy đặt vào tủ lạnh một lúc trước khi sử dụng.

Một số câu hỏi thường gặp khi dùng sáp nha khoa

Dưới đây là những thắc mắc phổ biến về sáp nha khoa cùng giải đáp chi tiết:

Sáp niềng răng có bán ở nhà thuốc không?

Sáp nha khoa có thể mua ở đâu? Hiện nay, do nhu cầu sử dụng cao, sáp nha khoa được bán rộng rãi tại các nhà thuốc lớn nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình niềng răng, bạn nên chọn mua tại các nha khoa uy tín hoặc hiệu thuốc đáng tin cậy.

Lỡ nuốt sáp nha khoa có sao không?

Bạn không cần lo lắng! Sáp nha khoa được làm từ các thành phần an toàn nên không gây hại nếu bạn vô tình nuốt phải.

Hé lộ sự thật nuốt sáp nha khoa có sao không?
Hé lộ sự thật nuốt sáp nha khoa có sao không?

Cách xử lý khi sáp nha khoa bị dính vào răng

Nếu sáp nha khoa bị dính vào răng, bạn có thể áp dụng các cách sau để loại bỏ:

Dùng chỉ nha khoa

  • Luồn chỉ nha khoa nhẹ nhàng vào giữa răng và lớp sáp, di chuyển qua lại cho đến khi sáp bong ra.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng cho niềng răng để tránh làm tổn thương nướu.

 Sử dụng tăm bông

  • Nhúng tăm bông vào nước ấm, sau đó lau nhẹ nhàng phần sáp dính trên răng.
  • Chọn tăm bông có đầu nhỏ để hạn chế tổn thương nướu.

Súc miệng bằng nước muối

  • Hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.
  • Súc miệng trong khoảng 30 giây để làm mềm sáp và giúp loại bỏ dễ dàng hơn.

Dùng máy tăm nước

  • Chọn chế độ nhẹ nhàng của máy tăm nước.
  • Hướng tia nước trực tiếp vào vị trí có sáp dính để làm sạch hiệu quả.

Sáp nha khoa là một công cụ quan trọng trong việc niềng răng và bảo vệ sức khỏe miệng. Hy vọng với những thông tin về khái niệm, công dụng và hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng cách trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc niềng răng và tránh tổn thương cho mô mềm trong miệng.

Truy cập vào website https://nkluck.vn/ để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác. Liên hệ trực tiếp với N.K.Luck Việt Nam qua hotline 028.3862.0090 để nhận được tư vấn về những dụng cụ niềng năng chất lượng do công ty phân phối.

Hãy để lại bình luận

N.K.LUCK VIỆT NAM

Trụ sở: 781/A13 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Điện thoại: +84 28.38620090

Fax: +84 28.38620080

E-mail:

Website:

Đã thông báo

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN

VPGD TP.HCM

K0.01, Đường B-Bắc, Khu phố Star Hill, Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM

Điện thoại: +84 28.54122662 | +84 28.54122882

VPGD TP. ĐÀ NẴNG

VP Đà Nẵng: R.102, Tòa nhà Soho Đà Nẵng, 27-29 Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang,Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: +84 236.3981889

VPGD TP. HÀ NỘI

VP Hà Nội: Lầu 03 - khu vực eSpace - Toà nhà Savina - Số 1 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: +84 91 8893798 | +84 91 1229028

Bản đồ

map

Theo dõi chúng tôi

Copyright © 2025 N.K.Luck. All Rights Reserved. Chính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụng

Số giấy CNĐKKD: 0302218299, ngày cấp: 09/02/2001, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

Designed by: www.vietsang.vn